Tiêu đề của website

BÀI HỌC TỪ VTV CUP 2015

Thực ra, trong những bài viết của mình, chúng tôi đã từng bước nêu những khó khăn, thách thức với BCVN và qua đó dẫn ra những bài học, kể cả giải pháp, song có lẽ qua VTV Cup lần này, những chiếc gót A-sin của BCVN đã bộc lộ rõ ràng hơn nhiều lần trước. Bài viết này mang tính tổng hợp của các vấn đề cốt tử mà BCVN ở nhiều nhiệm kì vẫn còn tồn tại.


Thực ra, trong những bài viết của mình, chúng tôi đã từng bước nêu những khó khăn, thách thức với BCVN và qua đó dẫn ra những bài học, kể cả giải pháp, song có lẽ qua VTV Cup lần này, những chiếc gót A-sin của BCVN đã bộc lộ rõ ràng hơn nhiều lần trước. Bài viết này mang tính tổng hợp của các vấn đề cốt tử mà BCVN ở nhiều nhiệm kì vẫn còn tồn tại.

1. Đào tạo trẻ

Vẫn biết, đào tạo trẻ là yếu tố cốt tử của mọi nền thể thao đỉnh cao, trong đó có bóng chuyền. Nhưng, không phải hễ cái gì biết đều có thể xử lý được theo hiểu biết của mình. Ví dụ về BC Thái Lan là ai cũng thấy, họ có cả một hệ thống đào tạo tầng tầng lớp lớp, luôn mang yếu tố kế thừa và vì thế, lúc nào cũng có thể có 2-3, thậm chí hơn nữa một đội bóng đủ sức thi đấu với các đội mạnh nhất khu vực mà thắng lợi của U23 Thái Lan tại VTV Cup vừa qua là ví dụ dễ thấy. Trong khi đó, dù đã có một số các trung tâm đào tạo trẻ khá tốt và có uy tín như Thông tin, Long An, nhất là trung tâm mới nổi như Ngân hàng công thương mà quanh quẩn hơn năm qua, ĐTVN cũng chí có một nhóm cầu thủ quá quen biết và bên cạnh đó, bài ca trẻ hóa cứ lặp lại mãi cùng tiểu tiết Kim Huệ, Bùi Huệ, Phạm Yến, Hà Thị Hoa đã rời đội tuyển và điều này khiến người hâm mộ phát chán. Tại VTV Cup, việc Thái Lan tung mấy cầu thủ trẻ, ít tuổi nhất và chơi hiệu quả nhất như Chat Chu on mới 16 tuổi 1 tháng, và loạt cầu thủ từ 17-20 tuổi song đã biết đủ “võ”, lại giàu bản lĩnh và nhất là có thể lực dồi dào, đủ sức theo kịp một giải dài hơi và cangf thi đấu càng khỏe thêm và sức bền chuyên môn không bị giảm sút…rồi lấy giải trước mắt những liền chị tên tuổi như Liêu Ninh, Triều Tiên và ĐTVN đã làm đau đầu nhiều quan chức và người hâm mộ BC. Câu hỏi: “sau Kim Huệ, Phạm Yến, Ngọc Hoa và Đỗ Thị Minh thì bây giờ là ai?” chưa có câu trả lời thỏa đáng. Cho nên phải có cách tính toán lại, nếu xã hội hóa thể thao đỉnh cao là yếu tố quan trọng hàng đầu thì BCVN phải tính lại việc này, bằng một quyết sách đúng và có tính thuyết phục mà không chỉ là những diễn văn và chương trình mục tiêu nào đó, thường mang tính lý thuyết và ít đi vào cuộc sống.

2. Đi tìm lối chơi

Chúng tôi đã phát biểu điều này, đã chờ đợi đến mòn mỏi một hội thảo về BCVN cho đến đầu đến đũa, song chưa thấy. Xin được nhắc lại, rất ngắn gọn về chuyện vì sao người Thái có ĐTQG môn này xếp hạng 12 thế giới dù bình quân chiều cao của họ luôn thua ĐTVN chừng 1,5cm. Bên cạnh việc cố gắng phát huy đến tối đa tính sáng tạo thông qua nét đa dạng của lối chơi, họ đã nói không với việc quá tập trung cho các phụ công đánh nhanh gần lưới mà đi tìm các chủ công đủ sức tấn công xa lưới, đến nỗi ĐTQG của bạn hiện chỉ có 1,5 phụ công và sau Onuma (1m75) từng lấy giải mũi tấn công xuất sắc nhất châu Á ở giải năm 2009, sau đó có chủ công Tapaphaipun Chaisri 1m68 và bây giờ lại có những mũi tấn công xa lưới, ngoài ngôi sao Chatchu-on là một nhóm That dao, Ajcharaporn, Hattaya, Sinenat rồi Khatthalee (1m71) đánh xa lưới rất hiệu quả.

U23 Thái Lan ngày một cho thấy sự trưởng thành.

Còn chúng ta, sau khi đã chia tay với cơn sốt phụ công, từng có lúc đã xuất hiện ở ĐTQG đến 5 người (Hoa, Huệ, Trang, Hòa,Trà Giang), đến nay trong các chủ công cũng chỉ có Đỗ Thị Minh đánh sau 3m, mới đây thêm Thanh Thúy và Lê Thị Hồng đã chơi được cú đánh này tuy chưa thật nhuyễn, cùng một Hà Ngọc Diễm bật rất cao cũng có những tình huống tấn công sau vạch 3m đẹp mắt, nhưng ở hàng trên quen đánh sát lưới song còn kén bóng. Vì thế, thay vì tranh chấp ở hai mép lưới và những cú đánh nhanh ở vị trí số 2, ĐTVN và nhiều CLB đang còn gặp lúng túng ở khâu chủ công và các cú đánh xa lưới. Điều này ảnh hưởng tới khái niệm lối chơi của BCVN, nếu tiếp tục đi theo con đường này thì không chỉ Thái Lan, một vài đội khác sẽ tìm cách bắt bài chúng ta.

3. Thông tin - Hệ thống thi đấu

Một thực tế cần nhận rõ, TTVN luôn thiếu thông tin về bạn bè, về đối thủ và ở chiều ngược lại, bạn luôn hiểu rõ chúng ta. Bản thân tôi từng nhìn thấy cả 1 nhóm chuyên viên của Thái Lan ngồi xem và ghi chép tỉ mỉ khi 2 đội tuyển nam, nữ của chúng ta thi đấu tại SEA Games 27 ở Myanmar, ngay ở Nhà thi đấu tại Singapore tháng rồi cũng thế, và tại VTV Cup 2015, ngồi ngay sau tôi là Kiatipong với 2 máy cầm tay ghi chép mọi cái khi ĐTVN gặp Liêu Ninh để 2 ngày sau, họ đánh bại chúng ta trong trận bán kết, trong khi đó, tôi chưa hề thấy bất cứ một “tình báo thể thao” nào của chúng ta làm điều tương tự.

Hiện tại, BCVN đang duy trì một hệ thống thi đấu lạc hậu, ở giải dành cho hạng mạnh nhất với 2 vòng quay khiến chúng ta rất khó tương tác với BC bè bạn và xu hướng thế giới. Năm nay do SEA Games 28 bị đôn lên về thời gian (vì trùng ngày kỉ niệm 50 năm dựng nước của chủ nhà) nên lịch đấu đã bị xô xệch nhưng về cơ bản, rất cần chỉnh nắn lại để chúng ta dễ phù hợp với mọi hoạt động từ ngôi nhà lớn của BC. Còn nữa, như đã đề cập, dù khoảng cách giữa nhóm đầu của các đội BC hạng đội mạnh ở ta với nhóm dưới là khá xa, thậm chí bây giờ với nhóm giữa cũng là xa, vậy mà BCVN vẫn duy trì đến 12 đội hạng mạnh trong khi ở Thái Lan chỉ có 8 đội hạng mạnh! Vấn đề là ta đã không còn đường lùi nữa nếu BCVN muốn làm đúng câu châm ngôn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.

4. Phương pháp huấn luyện

Có thể nói, từ khá lâu nay, dù rất nỗ lực song nhìn chung thì phương pháp huấn luyện ở các CLB của BCVN vẫn là sự kết hợp giữa hai yếu tố tài năng và bản năng của các ông thày nội. Rất ít thấy những tập huấn về chuyên môn của nghề HLV khi có mặt các chuyên gia quốc tế và vì thế, nếu để ý ta sẽ thấy nhiều thói quen trong khâu huấn luyện đang ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của học trò. Dễ thấy nhất, là việc cầu thủ ta rất ít quan tâm đến các bài tập thể lực, mà bài tập thể lực ở đây phải hiểu theo nghĩa là thể lực dành cho cầu thủ BC, nó rất khác với các bài thể lực đại trà. Chẳng những thế, rất nhiều khi cầu thủ chịu khó nâng cao khối lượng các bài tập không bóng, ra sân chỉ nhăm nhăm thực hiện một số động tác mang yếu tố khởi động rồi lập tức lao vào tập có bóng và chủ yếu là khâu tấn công trên lưới mà tỷ lệ tập phòng thủ bước một là rất hạn chế, điều này giải thích vì sao kém bước một là căn bệnh trầm kha của ĐTVN đã bao lâu nay.

Bóng chuyền Việt Nam sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Theo dõi nhiều giải BC quốc tế có ĐTVN tham dự, chúng tôi thấy một thưc tế là cầu thủ Việt Nam hay bị chấn thương, tại VTV Cup 2015 tôi không thấy có cầu thủ bạn nào bị chấn thương như chúng ta, ngay từ ngày cận kề SEA Games 28 đến nay lần lượt là Âu Hồng Nhung, Ngọc Hoa, Hà Ngọc Diễm và Phạm Thị Liên. Câu trả lời cho thực tế này chỉ có thể là cầu thủ ít tập thể lực nên dễ chấn thương, ít tập gối thì khi bị ngã hơi mạnh là đau gối, lười tập về cơ vai thì nếu phát lực chưa hợp lý sẽ thấy đau vai... Nếu ta nghe và biết các nữ cầu thủ Triều Tiên tập tạ ngay sau những trận đấu căng thẳng và họ thực hiện giờ giấc một cách nghiêm ngặt đến đâu sẽ thấy vì sao trong trận tranh hạng 3 vừa rồi, các cô gái Triều Tiên vẫn có thể lực sung mãn đến như thế!

5. Bộ máy điều hành

Hàng năm, BCVN có khá nhiều giải, bên cạnh là tham gia không ít các giải đấu gần xa, vì thế đòi hỏi một bộ máy điều hành mạnh về chuyên môn và tốt về uy tín. Những nhân vật có uy tín ở giới BC và có tâm, cần được trọng dụng trong ngôi nhà lớn. Tình trạng cục bộ địa phương là dấu hiệu từng có và vẫn có, rất cần được xử lý và tháo dỡ rào cản này. Trong năm qua, một thực tế đáng buồn là không ai muốn nhận chức chủ tịch VFV, điều này khó có thể nói là vì BCVN tệ quá nên không ai muốn làm, như một vài ý kiến nào đó, mà cần chấp nhận một thực tế là không phải ở đâu và lúc nào cũng dễ tìm ra những nhà điều hành một tổ chức xã hội nghề nghiệp như VFV, điều này có thể thấy ngay ở mấy liên đoàn BC có tiếng trên thế giới mà không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà quản lí TTVN tất không thể khoanh tay như những kẻ bất khả tri, trái lại cần mở rộng tầm nhìn để tìm cho ra một ai đó có tâm và có tầm, đứng ra chèo lái con thuyền BCVN, một điều không lẽ lại không có, bởi nếu bản thân VFV không lo nổi, lẽ ra Bộ VH-TT-DL sẽ phải vào cuộc để tìm cho ra ông chủ tịch một liên đoàn thể thao có sức hấp dẫn gần như môn bóng đá!

Đã có những tập huấn về trọng tài, đã có số ít trọng tài đạt tiêu chuẩn quốc tế, song số này là chưa nhiều và đâu đó vẫn xuất hiện những trọng tài còn non và mắc những sơ suất không đáng có.

6. Về các hội CĐV

Những nền thể thao có căn cơ, bao giờ cũng có các hội CĐV cho từng môn của mình. Bóng đá Việt Nam tuy còn nhiều trăn trở nhưng đã có những hội CĐV của nhiều CLB và hoạt động khá xôm trò, tiếc là bên bóng chuyền, đã chưa có các tổ chức này mà lác đác là những hội người yêu mến hay không yêu mến một CLB nào đó hay một ai đó và không phải là hoạt động của tất cả các đơn nguyên này đều mang yếu tố tích cực. Trong ý nghĩa này, hoạt động của hội cựu cầu thủ BC tại TP. HCM là biểu hiện tích cực, có tác dụng cổ vũ giới BCVN trên bước đường xây dựng và trưởng thành. Tại một số quốc gia tiên tiến, người ta có thể thành lập những họi CĐV mang tên một danh thủ nào đó, tổ chức kết hợp cả việc bán áo đấu, cờ, biển hiệu và các chuyến du lịch kết hợp giải thể thao có CLB của mình tham dự, qua đó vừa phát động phong trào vừa trực tiếp làm tăng thị phần của địa phương có tổ chức và rõ ràng là mang tính tích cực. Ta có thể thí điểm điều này, nếu có ai đó nêu sáng kiến và có chương trình hành động đúng.

THAY LỜI KẾT

Một thời kì mới của BCVN đang dần dần mở ra khi nhiều VĐV kì cựu đang chuẩn bị chia tay sân bãi và một lớp trẻ đang trưởng thành. BCVN trong kì SEA Games 28 và sau đó, ở giải châu Á đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về chuyên môn, đồng thời tấm bản đồ BCVN hôm nay ghi nhận nhiều cái tên đang làm nức lòng người xem như Ngoc Hoa, Từ Thanh Thuận, Thanh Thúy, Ngọc Diễm, Linh Chi, Bùi Thị Ngà… Tuy nhiên những người hâm mộ trong cả nước chưa thỏa mãn và thấy rằng vẫn còn nhiều bất cập trong cung cách điều hành đời sống BC của chúng ta. Vì thế, vấn đề chỉ còn trông đợi vào sự đổi mới tư duy của bản thân những người có trách nhiệm với BCVN, thời gian không chờ đợi ai và sự kiên nhẫn của người hâm mộ cũng có giới hạn.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều