Tiêu đề của website

Chấp nhận “cấm cửa” cầu thủ ngoại

Từng tự hào là môn thứ 2, sau bóng đá, có ngoại binh tại giải VĐQG, song từ mùa giải năm nay, bóng chuyền Việt Nam đã phải chấp nhận không sử dụng cầu thủ ngoại. Đây là một bước lùi, thậm chí đi ngược lại xu thế.


Từng tự hào là môn thứ 2, sau bóng đá, có ngoại binh tại giải VĐQG, song từ mùa giải năm nay, bóng chuyền Việt Nam đã phải chấp nhận không sử dụng cầu thủ ngoại. Đây là một bước lùi, thậm chí đi ngược lại xu thế.
 
Wanchai (bên kia lưới) kiếm bộn tiền của Thép Việt TP HCM, Đức Long Gia Lai song không giúp nhiều cho bóng chuyền VN
Wanchai (bên kia lưới) kiếm bộn tiền của Thép Việt TP HCM, Đức Long Gia Lai song không giúp nhiều cho bóng chuyền VN

Không còn ngoại binh sau 10 năm, chất lượng của các đội bóng và các cuộc tranh tài đã sút giảm rõ rệt. Thực tế giải quốc nội cao nhất của môn này đã phải quay lại với nền tảng chung yếu kém và chênh lệch về trình độ của những mùa giải cách đây cả thập kỷ. Có tới 2/3 trong số 24 đội bóng nam - nữ bị khủng hoảng lực lượng, thậm chí là tan vỡ đội hình. Hàng loạt trận đấu diễn ra với tính cạnh tranh cùng chất lượng chuyên môn thấp. Chưa kể, vì thiếu ngoại binh nên giải cũng mất nhiều sức hút với khán giả, nhà tài trợ. 

Nhưng, bóng chuyền Việt Nam đã phải cắn răng chịu đựng tình cảnh này, bởi chính cách thuê dùng ngoại binh mang tình thời vụ chạy theo thành tích của mình. Mỗi giải có tới 20-30 ngoại binh “đổ bộ”, với mức lương tăng phi mã, từ 2.000 USD/tháng trong năm đầu đã lên tới 4.000-5.000, cá biệt là 12.000 USD/tháng như chủ công Wanchai của đội nam Đức Long Gia Lai. 

Các CLB bóng chuyền Việt Nam thuê, dùng họ chỉ trong đúng vài tuần diễn ra giải đấu. Thậm chí, để tiết kiệm kinh phí, nhiều CLB đón cầu thủ ngoại chỉ vài ngày trước giải đấu. Họ chỉ tập luyện, thi đấu cùng đội vài trận. Nhiệm vụ của cả đội chỉ là làm sao phát huy được cao nhất năng lực của ngoại binh ấy, phục vụ cho kết quả của từng trận đấu. 

Các cầu thủ nội không học hỏi được gì khi chỉ còn là những “vai phụ”. Tai hại hơn, chính vì việc thuê, dùng ngoại binh mang đến hiệu quả tức thời nên hầu hết các đội, nhất là những nơi khó khăn, đều buông lỏng mảng phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ. Ðáng buồn là xu hướng này còn ảnh hưởng đến cả một số trung tâm đào tạo trẻ có tiếng, tiêu biểu như bóng chuyền nữ Thái Bình.
 
Kim Tuyến

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều