Tiêu đề của website

Khi bóng chuyền ngày một hỗn loạn

Có thể coi năm 2013 là tròn 10 năm một giai đoạn “lên hương” thần kỳ của bóng chuyền Việt Nam. Trước đó, dù có truyền thống, tiềm năng, sở hữu sức hấp dẫn riêng, song đây cũng chỉ là một môn... rất thường, không chỉ kém xa bóng đá nam mà còn thua cả quần vợt, bóng bàn hay cầu lông. Vậy mà môn này bất ngờ vụt sáng trong đời sống thể thao, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị, với một cú “hích” lịch sử vào năm 2004: Giải quốc tế nữ do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng vào giờ vàng trên VTV3. 


Có thể coi năm 2013 là tròn 10 năm một giai đoạn “lên hương” thần kỳ của bóng chuyền Việt Nam. Trước đó, dù có truyền thống, tiềm năng, sở hữu sức hấp dẫn riêng, song đây cũng chỉ là một môn... rất thường, không chỉ kém xa bóng đá nam mà còn thua cả quần vợt, bóng bàn hay cầu lông. Vậy mà môn này bất ngờ vụt sáng trong đời sống thể thao, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị, với một cú “hích” lịch sử vào năm 2004: Giải quốc tế nữ do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng vào giờ vàng trên VTV3.

 

 

Cộng hưởng một số yếu tố khác, các trận đấu có ĐTVN với những gương mặt trẻ xinh tươi, chơi bóng đầy khí thế đã tạo nên một cơn sốt bóng chuyền cả nước. Cao điểm, có những lúc hàng triệu khán giả theo dõi màn trình diễn của những Kim Huệ, Ngọc Hoa, Đặng Hồng, Diệu Châu, Trần Hiền, Bùi Huệ, Phạm Yến...

 

Cũng kể từ đó, cả bộ môn bóng chuyền bỗng dưng... lột xác hoàn toàn, với sự quan tâm yêu mến đặc biệt mà có gì đó rất khó lý giải. Riêng ĐTQG nữ có những năm nhận được hàng trăm lời mời của các doanh nghiệp, địa phương về giao lưu để giúp người hâm mộ thỏa nguyện.

Tưởng rằng sau cú hích đó, bóng chuyền sẽ phất lên như diều gặp gió nhưng phần nào đó vẫn duy trì được vị thế môn thể thao được coi là số 2 tại Việt Nam sau bóng đá, nhưng so với chính mình, bóng chuyền đã và đang mất giá: Sụt giảm đến phân nửa về đầu tư, tài trợ, thậm chí một số đối tác đã “tháo chạy”.

 

Đó là ở tầm vĩ mô của môn bóng chuyền nhưng ở tầm vi mô nhiều người cũng phải ngán ngẩm lắc đầu, bởi từ cách dùng người, đến phe cánh trong nội bộ đội tuyển khiến tuyển bóng chuyền chưa bao giờ loạn như hiện nay.

 

HLV Phạm Văn Long đang bị dư luận chú ý về sự việc “trù dập” hoa khôi bóng chuyền Phạm Kim Huệ và “đì” phụ công Phạm Thu Trang nhưng ít ai biết rằng đây không phải lần đầu. Bùi Thị Huệ từng được rất nhiều nhà chuyên môn, người hâm mộ đánh giá là chủ công xuất sắc có một không hai trong lịch sử của bóng chuyền nữ Việt Nam ấy vậy mà HLV họ Phạm từng tuyên bố ngay cả khi Bùi Thị Huệ đang trong thời kì đỉnh cao phong độ: “Huệ kết thúc chỉ ở mức 5-6 điểm nhưng Yến làm phải được 7-8 và cần phải xem lại.” Rồi nay cả chuyện tình cảm của VĐV này với chủ công Trần Văn Giáp sau này là chồng cô cũng bị lôi ra với lời lẽ cay nghiệt đã khiến cô gái này ôm hận trong nước mắt phải sách vali bỏ về CLB.

 

Không phủ nhận HLV Phạm Văn Long là người có chuyên môn tốt trong số các HLV nội của bóng chuyền Việt Nam hiện nay nhưng cách chọn người, dùng người của HLV này còn có nhiều vấn đề. Ngay cả trong huấn luyện nhiều VĐV được gọi lên tuyển năm 2012 như: Phạm Thu Hà, Thanh Liên, Đào Thị Nhung gần như không được tập luyện gì. Hài hước nhất có lẽ là trường hợp của phụ công Đào Thị Nhung, suốt mấy tháng trời tập trung trên tuyển có lẽ việc của phụ công này chỉ có ăn và nhặt bóng.

 

HLV Lang Ping điều đầu tiên dạy học trò của mình là phải biết yêu thương nhau, nhưng có lẽ các VĐV Việt Nam chưa làm được điều này. Không phủ nhận vào sân thi đấu các VĐV của chúng ta đều quyết tâm và nỗ lực, tuy nhiên do phong tục tập quán khác nhau ở các vùng miền nên hầu hết các VĐV lên tuyển đều giữ khoảng cách và tránh mọi xung đột. Tuy nhiên chuyện bè phái tuy không công khai nhưng đôi khi nó lại là những cuộc chiến ngầm. Nhiều VĐV từng tiết lộ về cô VĐV được coi là triển vọng nhưng không lớn của đội bóng ngành dầu khí, khi chính cô này là người thường xuyên chia rẽ giữa các VĐV trên tuyển. Không coi các đàn em ra gì, thường xuyên lấy lòng các chị lớn, không những vậy vì quá thù ghét đội bóng giàu thành tích miền Tây Nam Bộ, cô này còn dùng chính tình cảm của mình để phá hoại và chia rẽ đội bóng này bởi lâu nay bản thân cô này luôn bị đem ra so sánh với người đàn chị quá ư xuất sắc không thể thay thế trên tuyển, ngoài ra đội bóng của cô luôn bị coi ở chiếu dưới.

 

Với những biến động từ thượng tầng, hạ tầng cũng chẳng có gì khá hơn. Việc loại trừ những con sâu phá hoại nền bóng chuyền Việt Nam có lẽ là điều vô cùng cần thiết. Bởi chỉ có vậy, bóng chuyền Việt Nam mới mong có thể thoát khỏi bóng tối bao trùm u ám như hiện nay.

 

                                                                                          Lê Trọng

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều