Tiêu đề của website

Kết thúc giải bóng chuyền nữ châu Á: Từ Thành Công Của Bóng Chuyền Nữ Thái Lan, Bài Học Nào Cho Việt Nam

Trước đây tại Thái Lan, bóng đá nam là môn thể thao được nhiều người yêu thích nhất nhưng đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan chưa bao giờ giành được một danh hiệu ở cấp độ thế giới. Thành tích tốt nhất mà họ đã đạt được cho đến nay là vị trí thứ tư Asian Games vào năm 1990  tại Trung Quốc và 1998 tại Thái Lan.


Trước đây tại Thái Lan, bóng đá nam là môn thể thao được nhiều người yêu thích nhất nhưng đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan chưa bao giờ giành được một danh hiệu ở cấp độ thế giới. Thành tích tốt nhất mà họ đã đạt được cho đến nay là vị trí thứ tư Asian Games vào năm 1990  tại Trung Quốc và 1998 tại Thái Lan.

Trong khi đó, bóng chuyền nữ lại được coi là một môn thể thao ít phổ biến nhưng nó lại mang lại rất nhiều thành công cho đất nước xứ Chùa Vàng. Trong quá khứ, Thái Lan cũng có thành tích tương đối tốt tại đấu trường châu lục nhưng cũng chỉ có một số ít người quan tâm đến họ vì hầu hết tại đất nước này họ đều hâm mộ bóng đá. Nhưng việc liên tục xuất hiện các tay đập chơi tiến bộ đặc biệt gây ấn tượng mạnh khi giành chức vô địch giải bóng chuyền nữ Châu Á năm 2009 tại Hà Nội đã giúp bóng chuyền Thái Lan được công chúng đón nhận và chính thức bước sang một trang mới.

Kể từ năm 2009 bóng chuyền nữ Thái Lan luôn có những giải đấu thành công không chỉ ở châu lục mà ngay cả đấu trường thế giới. Đội bóng này liên tục xuất hiện tại các giải đấu lớn và uy tín hàng đầu thế giới, đặc biệt tại World Grand Prix 2012, họ đã có một giải đấu tuyệt vời tại Ningbo, Trung Quốc. Họ đã đánh bại các đối thủ mạnh hơn rất nhiều, bao gồm số 3 thế giới Nhật Bản, nhà vô địch châu Âu Serbia và ngay cả cường quốc châu Á Trung Quốc và cán đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc.

Tuy nhiên năm 2013 lại là một năm đầy khó khăn với bóng chuyền Thái Lan, bởi từ đầu năm đến giờ thành tích tại các giải đấu, đặc biệt tại World Grand Prix 2013 thật sự gây thất vọng đối với người hâm mộ. Nguyên nhân chủ yếu là sự suống sức của các trụ cột do họ phải thi đấu liên tục tại các CLB lớn trên thế giới cũng như phải hoàn thành nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia.

Bước vào giải bóng chuyền nữ vô địch Châu Á 2013, dù được thi đấu trên sân nhà nhưng với phong độ không tốt cùng với đó là việc luôn để thua đậm bóng chuyền Trung Quốc và Nhật Bản trong các giải đấu gần đây, ít ai có thể tin đội bóng xứ Chùa Vàng lên ngôi vô địch một lần nữa, điều này càng được củng cố khi ngay trận khai mạc Thái Lan đã để thua Kazakhstan 1-3.Tuy nhiên sau trận thua Kazakhstan bản thân HLV trưởng Kiatipong đã lên tiếng xin lỗi và khẳng định đó chỉ là một sai lầm về chiến thuật. Minh chứng rõ nhất cho việc sửa sai là chiến thắng trước Nhật Bản 3-1 tại vòng loại thứ 2.

Niềm vui sướng của các cô gái Thái sau khi giành chiến thắng

Đứng thứ 2 bảng E cùng số điểm nhưng thua Nhật Bản về hiệu số, Thái Lan bước vào trận bán kết gặp Trung Quốc (nhất bảng F), đội bóng đang có phong độ cao trong thời gian gần đây khi thi đấu khá ấn tượng và giành huy chương bạc tại World Grand Prix 2013. Trước trận đấu này phần đông khán giả sẽ nghĩ ngay đến một kết cục buồn cho đội bóng xứ Chùa Vàng. Nhưng những cô gái Thái lại làm thêm một cơn địa chấn khi đánh bại đội bóng số 1 châu Á, nữ Trung Quốc sau 5 set đấu đầy kịch tính. HLV huyền thoại Lang Ping có lẽ là người sốc hơn ai hết bởi từ đấu pháp đến lối chơi của đội bóng Thái Lan thật sự ấn tượng. Đội bóng Trung Quốc dường như chưa hết sốc sau trận bán kết. Bước vào trận tranh hạng 3, đội bóng này đã thất thủ trước đội bóng xứ Kim Chi 2-3, để dẫn đến cái kết cục hạng Tư chung cuộc hết sức đau đớn.

Đối thủ trong trận chung kết với Thái Lan là đội bóng nữ Nhật Bản, Nhật Bản đã vượt qua Hàn Quốc trong một trận đấu kich tính kết thúc với tỉ số 3-1. Chiến thắng trước Nhật Bản tại vòng bảng thứ 2 phần nào giúp các cô gái Thái nhập cuộc đầy tự tin. Họ làm chủ hoàn toàn trận đấu, mặc cho HLV trưởng Nhật Bản Manabe phải liên tục điều chỉnh chiến thuật nhưng dường như không còn tác dụng trước những pha phối hợp tấn công mạnh mẽ từ đội bóng Thái Lan. Chung cuộc Thái Lan hạ gục Nhật Bản sau 3 set đấu và chính thức lên ngôi vô địch.

 

Giải mã thành công của bóng chuyền nữ Thái Lan

Từ một đội bóng hàng đầu ở Đông Nam Á trở thành một trong những cường quốc trong làng bóng chuyền nữ Châu Á và thế giới. Đó thật sự là một điều đáng tự hào đối với bóng chuyền nữ Thái Lan.

Theo HLV trưởng đội tuyển Thái Lan Kiatipong: “ Thể hình các vđv Thái Lan thật sự rất nhỏ bé, trong khi các đối thủ của họ luôn cao và mạnh mẽ hơn nhiều. Bởi vậy họ phải ứng dụng khoa học thể thao để nâng cao thể chất và sức mạnh. Để đối phó với các đối thủ mạnh mẽ và cao to họ cần có phải có một tâm lý vừng vàng, triển khai lối chơi với tốc độ nhanh và áp dụng các kỹ chiến thuật khác nhau trong từng thời điểm”.

Lối chơi của bóng chuyền nữ Thái Lan là sự kết hợp hài hòa giữa sự mạnh mẽ của bóng chuyền phương tây và sự nhanh nhẹn, khéo léo của bóng chuyền Châu Á. Dưới sự chỉ đạo của HLV Kiatipong và sự điều phối hợp lí của chuyền hai Tomkom Nootsara, Thái Lan luôn có sự linh hoạt và ăn ý trong lối chơi. Họ thường xuyên có các pha phối hợp đánh chồng giữa số 3 và 4 hay giữa số 2 và 3 nhằm gây tính bất ngờ. Ngoài ra các pha bóng bai có tốc độ cao được sự dụng triệt để trước các đội bóng có thể hình cao lớn.

Từ năm 2009, Kiatipong bắt đầu áp dụng phương pháp tập luyện với VĐV nam cho đội tuyển nữ. Chính phương pháp này đã giúp đội tuyển Thái Lan giành chức vô địch Châu Á đầu tiên trong lịch sử, bởi theo ông: “nếu huấn luyện các VĐV nữ, các bài tập thường ở cấp độ 5-7. Nhưng để đối kháng với các đối thủ mạnh hơn như Trung Quốc chẳng hạn, bạn phải chơi với cấp độ từ 8 đến 10. Để đạt được cấp độ đó, bạn phải tập luyện với các VĐV nam".

                            Tốc độ và sức mạnh luôn là vũ khí lợi hại của các cô gái Thái trước mọi đối thủ

Bài học cho bóng chuyền Việt Nam

Cán đích ở vị trí thứ 6 tại giải đấu lần này có thể coi là chấp nhận được trong bối cảnh của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay. Dù để thua trong trận tranh hạng 5-6 nhưng tinh thần thi đấu trước một đối thủ cao lớn như Kazakhstan là thật sự tuyệt vời. Nhưng đó là sự thăng hoa về tinh thần hơn là yếu tố về chuyên môn, và điều đó là chưa đủ để người hâm mộ có thể yên tâm về đội tuyển ngay tại kỳ Seagame sắp tới.

Phong độ thất thường, bước 1 yếu kém cùng với đó là lối đánh có phần lạc hậu so với khu vực chính là thực trạng của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay. Trong khi các đội bóng có chiều cao tương đương, họ luôn sử dụng các miếng đánh chiến thuật, các đường bóng tầm thấp, tốc độ cao là vũ khí để khắc chế với những đối thủ cao lớn thì Việt Nam đã bao năm nay chưa làm được điều này. Cùng với đó là chính sách quản lý, cách dùng người của HLV họ Phạm vẫn còn đau đáu nỗi lo nơi người hâm mộ. Nhưng nhìn một cách công bằng dù các tuyển thủ nữ đã thi đấu đầy cố gắng nhưng vị trí thứ 6 lần này cũng là một kết quả đầy may mắn của đội tuyển trong bối cảnh Đài Loan đang trẻ hóa và Triều Tiên không tham dự, nhưng với những người yêu bóng chuyền về thực tại và tương lai của bóng chuyền nữ Việt Nam khiến họ chưa thể hài lòng, họ đang đặt ra một câu hỏi rằng, bao lâu nữa mới có một cuộc cách tân mạnh mẽ nơi đội tuyển nữ bởi một thực tế từ con người, điều kiện của Việt Nam không hề thua kém Thái Lan.  Xin trích lời ông Shanrit Wongprasert Ủy viên BCH LĐBC Thế giới, P. Chủ tịch LĐBC Châu Á thay cho lời kết: “Tuyển Việt Nam có những nhân tố mới đầy tiềm năng. Điều quan trọng là LĐBC Việt Nam phải “dám” đầu tư đăng cai một số giải đấu trẻ U.18 hay U.20 châu lục, thế giới để đánh giá lực lượng trẻ Việt Nam cũng như có những định hướng phát triển phù hợp”. 

                                                                                                                                       

                                                                                                          Hưng Hà (Thể Thao 24h)


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều