Tiêu đề của website

Khoa học thể thao và công nghệ là yếu tố quan trọng cho bóng chuyền Đông Nam Á!

Kết thúc Giải Bóng chuyền nữ Vô địch châu Á năm 2013, tuyển Thái Lan giành chức vô địch và là đại diện duy nhất cho khu vực Đông Nam Á tham dự ba sự kiện lớn của bóng chuyền thế giới (FIVB Women's Grand Champions Cup 2013, 2014 FIVB World Grand Frix và 2014 FIVB Women's Volleyball World Championship). Nhân sự kiện này, Thể thao TPHCM đã phỏng vấn riêng ông Shanrit Wongprasert (Ủy viên BCH LĐBC Thế giới, P. Chủ tịch LĐBC Châu Á) về thực trạng của bóng chuyền Đông Nam Á và những định hướng trong tương lai đón đầu việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015.


                  Ông Shanrit Wongprasert Ủy viên BCH LĐBC Thế giới, P. Chủ tịch LĐBC Châu Á

 

Kết thúc Giải Bóng chuyền nữ Vô địch châu Á năm 2013, tuyển Thái Lan giành chức vô địch và là đại diện duy nhất cho khu vực Đông Nam Á tham dự ba sự kiện lớn của bóng chuyền thế giới (FIVB Women's Grand Champions Cup 2013, 2014 FIVB World Grand Frix và 2014 FIVB Women's Volleyball World Championship). Nhân sự kiện này, Thể thao TPHCM đã phỏng vấn riêng ông Shanrit Wongprasert (Ủy viên BCH LĐBC Thế giới, P. Chủ tịch LĐBC Châu Á) về thực trạng của bóng chuyền Đông Nam Á và những định hướng trong tương lai đón đầu việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015.

Theo ông, Giải Bóng chuyền nữ Vô địch Châu Á được tổ chức tại Nakhon Ratchasima lần này đã đạt được những thành công và còn những hạn chế nào?

Về mặt chuyên môn, giải là một sự kiện lớn của bóng chuyền nữ cấp độ khu vực và là cuộc tuyển chọn để các đội tham gia những sự kiện cấp độ thế giới. Vì thế,các đội trong khu vực luôn đặt mục tiêu quan trọng nhất vào giải đấu này.Trình độ các đội tham gia giải lần này được nâng cao đáng kể khi liên tục có những kết quả bất ngờ và các đội bóng khu vực ĐNA cũng tiến bộ về thứ hạng. Về mặt tổ chức, giải cũng đã thành công tốt đẹp khi các đội luôn được sự hỗ trợ cao nhất của BTC như nơi ở, ăn uống, sân tập, phương tiện di chuyển, … Sân đấu luôn có số lượng khán giả cao (trung bình 2.000 đến 2.500 khán giả/trận, đặc biệt có đến 7.000 khán giá đến cỗ vũ trận bán kết, chung kết và họ phải xếp hàng chờ mua vé từ lúc 2 giờ sáng dù trời mưa).

Giải đã thu hút đông khán giả. Họ không chỉ cổ vũ cho chủ nhà Thái Lan, mà còn cổ vũ rất nhiệt tình cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam. Theo ông, đâu là những nguyên nhân chính để lôi kéo họ đến sân bóng và cổ vũ nhiệt tình như thế?

Đối với tuyển Thái Lan, tinh thần dân tộc là điều “kéo” khán giả đến cổ vũ cho các cô gái Thái. Bóng chuyền nữ là một trong số ít môn thể thao đồng đội của Thái Lan đạt đến trình độ thế giới, đó cũng là nguyên nhân chính làm cho người Thái tự hào hơn. Ngoài ra, bản thân đội tuyển Thái, các cầu thủ và ngay cả BHL cũng đều có lực lượng người hôm mộ (fan club) riêng, đây là yếu tố rất quan trọng để kết nối khán giả đến cổ vũ hết mình.Bên cạnh đó, sự giao thoa văn hóa cũng là nguyên nhân để CĐV Thái Lan cỗ vũ cho các đội Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.Việt Nam cũng có một số lượng du học sinh hay người lao động tại nhiều khu vực (Bangkok và vùng Đông Bắc) đến cổ vũ. Nhưng quan trọng, BTC Giải cung cấp các chuyến xe bus miễn phí từ trung tâm thành phố đến các NTĐ cũng như quy trình bán vé công khai “đến trước – được mua trước” cũng là nguyên nhân tạo sự hài lòng cho khán giả.

Vài lời khuyên của ông dành cho các đội tuyển còn lại của khu vực ASEAN để có được những thành công hơn nữa trong tương lai?

Ứng dụng khoa học thể thao và công nghệ là yếu tố then chốt để các đội bóng chuyền khu vực có thể thi đấu “sòng phẳng” với các VĐV khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Điều quan trọng là khoa học thể thao phải áp dụngcho VĐV ngay từ những thời điểm mới bắt đầutập luyện thì mới đạt hiệu quả cao nhất và lâu dài. Không những BHL đội tuyển quốc gia mà HLV các CLB hay trường học cần phải được trang bị kiến thức khoa học thể thao theo kịp với sự phát triển trên thế giới.

Tuyển Việt Nan có những nhân tố mới đầy tiềm năng. Điều quan trọng là LĐBC Việt Nam phải “dám” đầu tư đăng cai một số giải đấu trẻ U.18 hay U.20 châu lục/thế giới để đánh giá lực lượng trẻ Việt Nam cũng như có những định hướng phát triển phù hợp.Việt Nam đã làm tốt khi tổ chức VTV Cup ở cấp đội tuyển, VTV – Bình Điền Cup ở cấp CLB nhưng để thu hút những đội có chất lượng tham dự thì cần tính toán lại thời gian tổ chức cho phù hợp với lịch thi đấu quốc tế.

Indonesia và Philippines đang có những giải đấu tốt, thu hút được những VĐV nước ngoài tham gia, nhưng điều quan trọng là ĐTQG phải tham dự các giải đấu nhiều hơn. Myanmar đang phát triển nhưng có lẽ cần thêm thời gian, đặc biệt là SEA Games 2013 được tổ chức tại Myanmar sẽ là một “cú hích” cho bóng chuyền Myanmar có thể vươn lên. Singapore và Malaysia có tiềm năng tài chính tốt,nhưng LĐBC cần thuyết phục chính phủ quan tâm đến môn thể thao này nhiều hơn.

Điều quan trọnghơn là mỗi quốc gia cần có một chiến lược phát triển phù hợp nhất thì lúc đó bóng chuyền khu vực ASEAN mới có thể có thêm nhiều đại diện tại các giải đấu thế giới.

PV: Xin cảm ơn ông về những chia sẻ rất quý báu cho sự phát triển của bóng chuyền khu vực Đông Nam Á !

                                                                                                         TRÍ THIỆN (từ Nakhon Ratchasima)

Tổng cục Thể thao và LĐBC Thái Lan đã phải đầu tư đội tuyển Thái Lan rất nhiều về khoa học thể thao và công nghệ như HLV thể lực, bác sĩ tâm lý, chuyên gia vật lý trị liệu/massage hồi phục, chuyên gia dinh dưỡng, bộ phận phân tích số liệu, … Trước trận chung kết, BHL cùng với bộ phận phân tích dữ liệu đã phải làm việc cả đêm, phân tích tất cả các trận đấu của Nhật Bản trong những giải gần nhất để đưa ra một chiến thuật thi đấu phù hợp - PV.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều