Tiêu đề của website

Lính đánh thuê và những nỗi niềm riêng

Bóng chuyền Việt Nam thời còn cho phép thuê ngoại binh, nhiều đội bóng đã chi hàng ngàn USD mượn về không ít cầu thủ hàng đầu của tuyển Thái Lan. Tất cả chỉ là để chiến thắng giành thứ hạng tại giải VĐQG hoặc cũng có thể trụ hạng vào phút chót. Đó là giai đoạn, cầu thủ Thái Lan làm mưa làm gió ở giải đấu của Việt Nam.


Bóng chuyền Việt Nam thời còn cho phép thuê ngoại binh, nhiều đội bóng đã chi hàng ngàn USD mượn về không ít cầu thủ hàng đầu của tuyển Thái Lan. Tất cả chỉ là để chiến thắng giành thứ hạng tại giải VĐQG hoặc cũng có thể trụ hạng vào phút chót. Đó là giai đoạn, cầu thủ Thái Lan làm mưa làm gió ở giải đấu của Việt Nam.

Nguyễn Thị Ngọc Hoa từng khốn đốn với những thông tin không chính xác về thu nhập.

Bây giờ, gió phần nào đổi chiều. Bóng chuyền Thái Lan chuyển sang thuê mượn cầu thủ Việt. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Thị Ngọc Hoa, khi cô làm nên lịch sử khi cùng Bangkok Glass bước lên ngôi vô địch Giải Bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2015. Đây là niềm tự hào không chỉ riêng cá nhân Ngọc Hoa mà nó còn là niềm tự hào của đơn vị chủ quản VTV Bình Điền Long An.

Thế nhưng ít ai biết được rằng, việc xuất ngoại của Ngọc Hoa được vinh danh trên đất Thái cũng là câu chuyện không hề đơn giản. Điển hình nhất là câu chuyện liên quan đến tiền lương và thu nhập. Rất nhiều bài báo không rõ thực hư nhưng giật tít như kiểu “Thu nhập tiền tỉ của ngôi sao bóng chuyền Ngọc Hoa” hay “thu nhập hàng chục nghìn USD”… khiến Công ty TNHH MTV Bình Điền Long An phải khốn đốn khi kiểm toán nhà nước vào cuộc. Nhưng trên thực tế lương của Ngọc Hoa thi đấu trên đất Thái cũng chỉ rơi vào khoảng từ 3000-4000 USD/tháng. Chưa kể khoản thuế cá nhân cô phải đóng ở nước bản địa đã rơi vào tiền trăm. Mặt khác, tại Việt Nam việc kiểm tra của cơ quan thuế cũng không hề đơn giản, dù đã nhận được cả bản hợp đồng, cũng xem được cả khoản thu chi tài chính nhưng phía nhà nước vẫn yêu cầu rất nhiều khoản giấy tờ chứng thực kèm theo. Tuy nhiên, với Nguyễn Thị Ngọc Hoa cô vẫn cảm thấy mình là người may mắn khi được phía công ty tạo mọi điều kiện giúp đỡ cô hoàn thành được các giấy tờ thủ tục. Mặt khác các chế độ của cô từ tiền ăn, đến tiền lương vẫn được giữ trọn vẹn 100%.

Đó là câu chuyện của những cầu thủ xuất ngoại, với thị trường nội địa của bóng chuyền Việt Nam cũng đâu thiếu cảnh đánh thuê.

Phạm Hồng Nhung lính đánh thuê có số của Thông Tin Liên Việt Postbank.

VTV BĐLA hiện nay là CLB cho mượn cầu thủ nhiều nhất, một mùa trung bình cũng phải cho các đội bóng khác mượn đến cả chục cầu thủ. Thế nhưng, họ cũng chẳng thu về bất cứ một khoản tiền nào từ việc chuyển nhượng bởi ngay từ đầu lãnh đạo đội bóng đã xác định mục tiêu là cùng chung sức, giúp đỡ bóng chuyền miền Nam phát triển. Ngoài ra cũng là cơ hội để các VĐV trẻ có cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm sau này.

Trái ngược với tiêu chí của VTV BĐLA, một vài đơn vị cũng tiến hành cho thuê, chuyển nhượng cầu thủ với mức giá đúng chất là cho thuê. Uớc tính một VĐV của một đội bóng phía Bắc cho thuê thời vụ dù đánh A1 cũng là tiền trăm, cao hơn là đánh đội mạnh cũng là vài trăm trở lên. Tính sơ sơ một mùa CLB này cũng phải thu về vài trăm, nhiều cũng phải lên đến tiền tỉ. Nhưng éo le nhất là phận lính đánh thuê, dù tay ký vào hợp đồng cả trăm nhưng thực tế một xu cũng không nhận được, hơn thế tiền lương đi đánh thuê cũng bị CLB chủ quản cắt lại một nửa mới đau lòng.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều