Tiêu đề của website

Học đi đôi với hành

Cúp bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2015 đã khép lại. Không phải lần đầu Việt Nam là chủ nhà một giải đấu cấp châu lục, nhưng đây lại là cơ hội để bóng chuyền Việt Nam học hỏi nhiều điều để không tụt hậu như suốt thời gian qua…


Cúp bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2015 đã khép lại. Không phải lần đầu Việt Nam là chủ nhà một giải đấu cấp châu lục, nhưng đây lại là cơ hội để bóng chuyền Việt Nam học hỏi nhiều điều để không tụt hậu như suốt thời gian qua…

Một trợ lý của HLV Kato Yoichi (phải) đang quan sát phân tích chiến thuật đội Bangkok Glass. Ảnh: Quang Thắng

9 đội bóng dự giải đều có sự chuẩn bị riêng. Tuy nhiên, 2 đội cái tên Bangkok Glass (Thái Lan) và Hisamitsu Seiyaku Springs (Nhật Bản) vào chung kết hoàn toàn xứng đáng. Ở đây, nói về chất lượng đội hình rất khó so bì do trình độ từng cầu thủ mỗi đội khác nhau. Nơi nhỉnh hơn, nơi có thể yếu hơn, nhưng rõ ràng 2 đội bóng này đã có sự chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng cho giải đấu.
CLB Hisamitsu Seiyaku Springs thua trận chung kết nhưng xét về tính chuyên nghiệp và khoa học thì tất cả công nhận họ là CLB đứng đầu. Trong toàn giải, khi đội bóng này ra sân, dưới sân đấu, cầu thủ là trung tâm của các cuộc tranh tài nhưng từng lượt bóng một, tất cả thành viên của Hisamitsu Seiyaku Springs phải tuân thủ theo lệnh. HLV Kato Yoichi là HLV trưởng chỉ đạo chính, phụ tá cho ông có 2 HLV phó ngay trong khu ghế ban huấn luyện và phải luôn sẵn sàng công cụ như máy tính bảng, giấy ghi chiến thuật trong tay nhằm chỉ đạo cầu thủ mỗi khi ra nghỉ. Đấy là trong sân, phía sau lưng họ (khu vực ngoài sân), đội luôn bố trí 2 thành viên túc trực ngồi trước máy tính đặt sẵn. Nhiệm vụ của họ phân tích tình huống để chỉ ra điểm yếu nhất của đối phương trong vị trí nào qua đó sẽ truyền tín hiệu tới bộ đàm cho HLV trưởng.
Bên cạnh 2 thành viên trên, có 3 thành viên khác chỉ thực hiện công đoạn ghi lại tình huống thắng-thua của đội hình làm tư liệu. Đó là chưa kể, từ xa trên góc khán đài, đội bóng Nhật Bản còn bố trí 1 thành viên ngồi bàn để ghi camera lại diễn biến toàn bộ trận cũng cho mục đích tư liệu. Dễ thấy một điều, HLV Kato Yoichi sẽ điều chỉnh ngay cầu thủ dù tất cả đang trực tiếp thi đấu trong sân. Vì thế, trong trận chung kết, sau ván đầu để thua, ngay từ ván thứ 2, tín hiệu phân tích truyền tới ông Kato Yoichi và sự thay đổi rõ rệt là cầu thủ phải phát bóng tập trung vào vị trí số 1 hoặc số 5 bên phía Thái Lan do đó là khâu bắt bước 1 yếu nhất.
Tất nhiên, làm được điều ấy không dễ, cần thời gian và tính chuyên nghiệp ngay từ khi một đội bóng được ra đời. Ngoài ra, đội bóng phải có kinh tế mạnh thì mới dễ thực hiện. Các đội bóng khác như Bangkok Glass, Chiết Giang (Trung Quốc), Taiwan Power (Đài Loan)… đều có sự chuẩn bị tốt nhưng đội ngũ trợ lý đi cùng không thể hùng hậu như đại diện tới từ Nhật Bản.


***


Hỏi Nguyễn Thị Ngọc Hoa rằng cô thấy điều gì cần học hỏi nhất từ các đội bóng năm nay? Phụ công người Long An trả lời rất thẳng thắn “theo tôi bóng chuyền nữ Việt Nam nói chung và bản thân tôi phải luôn học tập tính chuyên nghiệp từ tập luyện, chuẩn bị cho tới thi đấu của các đội. Đội bóng Thái Lan mà tôi đang đánh thuê vẫn phải học tập nhiều đội bạn và chưa có gì là hoàn hảo”.
Đại diện của bóng chuyền Việt Nam là CLB Thông Tin LienVietPostbank thi đấu thắng được 1 trận và xếp hạng 7 chung cuộc. Đó là kết quả không hề vui. Từ việc được thi đấu giải quốc tế cấp châu lục như vậy, đội bóng này sẽ rút ra bài học gì và thực hiện hiệu quả nhờ kinh nghiệm rút ra ấy hay không mới quan trọng. Vào lúc này, cầu thủ Thông Tin LienVietPostbank có may mắn được thi đấu quốc tế nhiều, dự giải vô địch các CLB nữ châu Á không dưới 3 lần.
Đành rằng, đây là đội bóng đang bất khả chiến bại tại các giải quốc nội nhưng điều bóng chuyền Việt Nam cần là phải vươn ra châu lục. Có cơ hội hơn nhiều đội bóng khác trong nước để tiếp cận với những nền bóng chuyền phát triển trong khu vực nhưng xem ra, sự cải thiện của đội bóng này vẫn rất chậm. Tại Hà Nam năm nay, đội đại diện cho chủ nhà một vài trận cũng thu thập tư liệu qua ghi hình. Ghi rồi rút kinh nghiệm một đôi lần và không thực hiện thay đổi tốt thì rất có thể đâu rồi lại vào đấy.

Các đội bóng dự giải rất quan tâm tới công tác truyền thông. Đi cùng đại diện của Nhật Bản và Thái Lan luôn có sẵn một ê kíp làm việc này từ chụp hình, ghi âm, quay hình phỏng vấn. HLV Kittipong (Bangkok Glass) gần như là người phải trả lời nhiều nhất. Sau mỗi trận, ông này luôn được chính phóng viên bản địa tiếp cận ngay để hỏi và chính ông cũng xác nhận hình ảnh đội bóng rất quan trọng nên phải có phương tiện truyền thông mới hiệu quả.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều