Tiêu đề của website

Đến lượt Hòa Phát Hưng Yên giải thể: Xu thế tất yếu

Thực tế kể từ khi bóng chuyền Việt Nam chuyển mình sang hình thức chuyên nghiệp hóa cách đây gần 10 năm, những đội bóng - doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày một nhiều ở mỗi mùa giải. Chỉ tính riêng ở Giải VĐQG, theo thống kê, đã có trên dưới 10 CLB tuyên bố chuyển sang mô hình chuyên nghiệp. Nghĩa là công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tiếp quản quyền quản lý, bỏ tiền đầu tư, phát triển và đổi lại, tên của họ được xuất hiện trong tên của đội bóng đó.


Thực tế kể từ khi bóng chuyền Việt Nam chuyển mình sang hình thức chuyên nghiệp hóa cách đây gần 10 năm, những đội bóng - doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày một nhiều ở mỗi mùa giải. Chỉ tính riêng ở Giải VĐQG, theo thống kê, đã có trên dưới 10 CLB tuyên bố chuyển sang mô hình chuyên nghiệp. Nghĩa là công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tiếp quản quyền quản lý, bỏ tiền đầu tư, phát triển và đổi lại, tên của họ được xuất hiện trong tên của đội bóng đó.

Tất nhiên, việc các đội bóng lựa chọn mô hình kể trên là điều tất yếu trong xu thế xã hội hóa bóng chuyền. Đồng nghĩa, muốn phát triển, muốn trở thành một quyền lực, các CLB không thể chờ đợi nguồn kinh phí có hạn từ lãnh đạo địa phương. Họ cần những “bầu sữa” lớn từ các ông bầu vốn là doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế nhằm trả quỹ lương và phát triển đội bóng từ hệ thống đào tạo trẻ hay xây dựng lực lượng. 

Tuy vậy không phải đội bóng nào cũng may mắn khi tìm đối tác. Không ít những thương vụ chỉ tồn tại chóng vánh trong vòng một vài mùa giải, thậm chí “đứt gánh giữa đường” vì nhiều lý do, có thể từ phía CLB và cũng có thể từ phía các nhà đầu tư, những người đến với bóng chuyền nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân hay công ty; vì mục đích ngắn hạn nào chứ không phải là vì niềm đam mê bóng chuyền hay nhiệt tâm muốn xây dựng bóng chuyền nước nhà.

Bên cạnh những đội bóng bị loạn tên tuổi, bóng chuyền Việt Nam vẫn chứng kiến nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc và thực sự có tâm với đội bóng. Bình Điền Long An, Sanet Khánh Hòa, Ngân hàng Công thương… là một trong những đội bóng tiên phong đi theo mô hình chuyên nghiệp.

Hơn 1 thập kỷ trôi qua, kể từ khi gắn bó với bóng chuyền, Công ty Phân bón Bình Điền vẫn song hành từng bước với sự phát triển của đội bóng. Thương hiệu CLB VTV Bình Điền Long An tồn tại suốt hơn 11 mùa giải VĐQG là minh chứng rõ nét cho bản sắc, sự đầu tư kiên trì, định hướng chiến lược rõ ràng cũng như tình yêu của ông Lê Quốc Phong với đội bóng miền Tây Nam Bộ.

Bên cạnh Ngân hàng Công Thương, TA Ninh Bình, Bộ Tư Lệnh Thông Tin, Sanet Khánh Hòa hay phần nào là Thể Công BĐ 15 cũng là những đội bóng giữ được truyền thống, bảo vệ tên gọi cũng như nhận được sự đầu tư bền bỉ, nhẫn nại và có chiều sâu.

Việc phát triển đội bóng không có chiều sâu như Hòa Phát Hưng Yên thì chuyện giải thể cũng là xu thế tất yếu. Ảnh Dương Thu

Mới đây, câu chuyện Hòa Phát Hưng Yên nối gót Đức Long Gia Lai giải thể thực tế không có gì quá sốc. Cách làm manh mún của các nhà quản lý, cùng với đó là việc Tập đoàn Hòa Phát xây dựng nhà máy trên đất Hưng Yên chỉ cam kết tài trợ cho bóng chuyền 2 năm, 3/4 quân số trong đội hình là ký hợp đồng ngắn hạn và đã hết hiệu lực thì việc giải thể một đội bóng không có chiều sâu như vậy cũng chỉ là xu thế tất yếu.

Trước Hòa Phát Hưng Yên, Đức Long Gia Lai, chỉ trong khoảng 10 năm, có hàng loạt đội bóng nhà giàu, theo mô hình xã hội hóa, do doanh nghiệp đứng sau, đã bỗng dưng biến mất theo những cách khác nhau. Đầu tiên là trường hợp của đội bóng nữ Bảo Long Hà Tây hồi 2006, chỉ sau 2 năm hình thành, với những khoản đầu tư lớn để chiêu mộ cả một lứa cầu thủ trẻ đầy triển vọng của “nôi” bóng chuyền Thái Bình.

Trong 2 năm trở lại đây, có tới 5 đội bóng nhà giàu bị “khai tử” gồm nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nữ Vietsov Petro, nữ Bia Sài gòn Thái Bình Dương, nữ Cao Su Phú Riêng và bây giờ là nam Đức Long Gia Lai chưa kể tên tuổi lớn trước đó như Bưu Điện Hà Nội…

Vậy một câu hỏi đặt ra rằng việc các đội bóng liên tục giải thể vừa qua là nên vui hay nên buồn. Thực tế giải thể cũng chỉ là xu thế tất yếu trong quá trình đi lên chuyên nghiệp. Để chất lượng giải tăng lên, hấp dẫn người xem hơn bắt buộc phải cắt giảm số đội ở Giải VĐQG, hay thì nói như TTK Lê Trí Trường: “Năm nay, sẽ có 11 đội nam, 11 đội nữ và chỉ có 1 đội xuống hạng. Lộ trình của bóng chuyền VN là sau này sẽ rút gọn số lượng còn 8 đội như các nước khác đang làm. VFV sẽ học tập Liên đoàn Bóng đá VN, đưa ra tiêu chuẩn cụ thể và đội nào không đạt chuẩn sẽ không được tham dự. Đó là một trong những hướng đi dần lên chuyên nghiệp”.

Bóng chuyền Việt Nam đang ở đáy của chu trì hình Sin đây cũng là liều thuốc thử cần thiết cho những đội bóng muốn đi lên theo mô hình bóng chuyền chuyên nghiệp thực sự. Sẽ có những đội bóng tiếp tục giải thể, nhưng rồi cũng sẽ có những đội bóng mới mai kia được hình thành, âu cũng chỉ là xu thế tất yếu mà thôi.


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều