Tiêu đề của website

Sóng gió trên đường chuyên nghiệp

Một sự kiện thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng chuyền trong tuần qua là việc CLB Đức Long Gia Lai giải thể. Hàng chục cầu thủ bỗng chốc thất nghiệp.


Một sự kiện thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng chuyền trong tuần qua là việc CLB Đức Long Gia Lai giải thể. Hàng chục cầu thủ bỗng chốc thất nghiệp.

"Nhà giàu" Đức Long Gia Lai từng "làm mưa làm gió" trên thị trường chuyển nhượng với những hợp đồng tiền tỷ của Nguyễn Hữu Hà, Wanchai (Thái Lan), Nguyễn Văn Hạnh…, Đức Long Gia Lai cũng đã có 1 cúp vô địch quốc gia vào năm 2013, hai ngôi á quân giải vô địch quốc gia năm 2012, 2014. Vậy mà nay…

Tài chính, đào tạo trẻ, cơ sở vật chất và quan trọng hơn là đắc nhân tâm là những yếu tố quan trọng để xây dựng nên một CLB chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, với sự kiện này, tổng cộng đã có 5 CLB bóng chuyền chuyên nghiệp do doanh nghiệp đầu tư lần lượt giải thể trong 3 năm qua, gồm nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nữ Vietso Petro, nữ Bia Sài Gòn Thái Bình Dương, nữ Cao su Phú Riềng, và nay là đội nam Đức Long Gia Lai. Đó là hệ lụy tất yếu khi các CLB này "sống" hay "chết" đều phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp.

Rất nhiều ý kiến lý giải, phân tích được đặt ra quanh sự kiện này. Rằng các đội bóng do doanh nghiệp đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào "túi tiền", ý thích của ông chủ doanh nghiệp nên số phận long đong theo tâm tính, khả năng của ông chủ là lẽ thường. Rằng các CLB nằm trong hệ phát triển quá "nóng" của thị trường bóng chuyền chuyên nghiệp Việt Nam, xây dựng tên tuổi, thương hiệu theo kiểu mua cầu thủ "ngắt ngọn", thiếu sự đầu tư bài bản cho hệ thống đào tạo trẻ… Trên truyền hình, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn phân tích những nguyên nhân tác động đến sự phát triển của một đội bóng chuyền như tính tổ chức, điều kiện sân bãi tập luyện và thi đấu, khả năng hỗ trợ, xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp và khả năng kinh tế, túi tiền của chủ doanh nghiệp. Về phía nhà báo Nguyễn Lưu, ông cho biết 4 yếu tố cấu thành nên một đội bóng chuyên nghiệp gồm có: “tài chính, đào tạo trẻ, cơ sở vật chất và quan trọng nhất là đắc nhân tâm.”

Suy cho cùng, đã tham gia sân chơi đỉnh cao chuyên nghiệp là phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khốc liệt. Một khi chưa có sự chuẩn bị dài hơi, khoa học và đầy đủ cho việc đầu tư môn thể thao tập thể đòi hỏi chi phí lớn như bóng chuyền, bóng đá, sẽ chẳng quá bất ngờ nếu các CLB do doanh nghiệp đầu tư phải rời khỏi cuộc chơi. Bóng chuyền Việt Nam vẫn đang trong xu hướng rút gọn số đội tham dự sân chơi chuyên nghiệp để có những CLB thực sự mạnh, có hệ thống đào tạo trẻ căn cơ, nâng cao chất lượng của giải đấu hàng đầu quốc gia. Qua sự kiện này, với các nhà quản lý, điều quan trọng là cần tạo môi trường phát triển chuyên nghiệp cho các CLB.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều