Tiêu đề của website

Gió đổi chiều

1. Một sự thật của bóng chuyền Việt Nam trong lúc này đấy là cầu thủ (ở những đội bóng bị giải thể) phải nỗ lực tìm được đội bóng mới. Bằng không, họ thất nghiệp và phải sang ngã rẽ khác thay vì tiếp tục thi đấu như một cầu thủ bóng chuyền. Giai đoạn từ 2009 tới 2013 là lúc vị thế cầu thủ lên cao nhất.


1. Một sự thật của bóng chuyền Việt Nam trong lúc này đấy là cầu thủ (ở những đội bóng bị giải thể) phải nỗ lực tìm được đội bóng mới. Bằng không, họ thất nghiệp và phải sang ngã rẽ khác thay vì tiếp tục thi đấu như một cầu thủ bóng chuyền. Giai đoạn từ 2009 tới 2013 là lúc vị thế cầu thủ lên cao nhất. Lúc đó, thị trường “tìm người” rất “khan” cầu thủ có chất lượng nên đội bóng là nơi đi tìm VĐV tốt về thi đấu cho mình. Sau giai đoạn ấy, mọi việc đang đổi chiều hoàn toàn.

Khi các phiêu hiệu như nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nữ Vietsov Petro, nữ Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương tan rã thì lượng VĐV bơ vơ rất nhiều. Nói đúng hơn, thị trường cung thừa nhân lực từ các đội bóng bị giải thể ấy. Nhu cầu của từng đội bóng lại rất ít vì họ chỉ đủ chỗ cho một hoặc hai vị trí nên phải chọn người phù hợp nhất mời về. Một số cầu thủ ở những đội bóng trên sau khi không có hợp đồng với đội bóng nào tại giải VĐQG đã chấp nhận xuống thi đấu hạng A tại một số CLB còn người không tìm được nơi thuê đã thất nghiệp.

Sự thể đội bóng giải thể, cầu thủ và HLV mất việc phải tìm nơi mới không còn hiếm. Trước đây, nhiều đội bóng chuyền của Việt Nam từ Bắc chí Nam đều đã xảy ra trường hợp tương tự. May mắn cho những cầu thủ hiện tại là dễ tìm việc hơn đôi chút nhờ việc giải VĐQG có số lượng đông (12 đội nam, 12 đội nữ) nên vẫn còn đội bóng cần người. Theo tìm hiểu, trong một tương lai gần, khi số đội ở giải VĐQG được Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) quán triệt chỉ còn 8 đội nam và 8 đội nữ thì VĐV càng khó hơn trong tìm việc. 

2. Nhìn vào thực tế lúc này, đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai giải thể nhưng số VĐV sẽ phải đôn đáo tìm nơi mới không quá nhiều. Đội hình chính thuộc quản lý của CLB đúng nghĩa chỉ khoảng 4 hoặc 5 cầu thủ. Đa phần cầu thủ đều là VĐV được thuê mượn từ các CLB khác. Vì vậy, việc giải quyết hợp đồng cho ổn thỏa được VĐV mong sớm thực hiện. Điều lấn cấn giữa những người còn đang thuộc quản lý của CLB (từ VĐV tới HLV) và những cầu thủ được đi thuê về là tiền đền bù và tiền lương, thưởng chi trả sao cho hợp lý.

Chủ công Nguyễn Văn Hạnh (giữa) có sức bật “siêu khủng” và luôn cháy hết mình trên sàn đấu Ảnh: T.L

Đội bóng này hiện tại vẫn có trong đội hình một số cầu thủ chất lượng tốt. Khi đội bóng cũ giải thể, với năng lực bản thân đã được nhìn nhận, họ sẽ không khó tìm được bến đỗ mới. Vài cái tên kể tới như chủ công Quản Trọng Nghĩa, chuyền 2 Bùi Thiện Mến, libero Văn Sang, chủ công Nguyễn Văn Hạnh, phụ công Cao Xuân Thao… Văn Hạnh vẫn là chủ công bật đánh tầm cao tốt nên không loại trừ khả năng một đội bóng miền Bắc đã đánh tiếng mời về thi đấu. Để tiện gần nhà, rất có thể, điểm dừng chân mới của Hạnh là CLB Hà Tĩnh. Đội này thăng hạng và góp mặt giải VĐQG 2016. VĐV Quản Trọng Nghĩa là cầu thủ trẻ triển vọng và nếu hợp đồng với bóng chuyền nam Khánh Hòa suôn sẻ thì chủ công này sẽ tới phố biển Nha Trang ngay năm nay. Bằng không, Nghĩa trưởng thành từ bóng chuyền Công an Phú Thọ nên có thể về lại quê nhà.

ĐLGL chỉ còn 3 VĐV vướng mắc phải thời hạn hợp đồng.

Năm 2013, CLB nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giải thể, HLV Trần Đăng Thành phải kêu cứu trên báo giới do đơn vị quản lý đội bóng cũ đã không bố trí công việc cho HLV, VĐV đúng như trong hợp đồng khi giải thể. Ông Thành sau đó đã về đầu quân làm HLV phó tại CLB Đức Long Gia Lai. Bây giờ, một lần nữa HLV này thất nghiệp. Viễn cảnh tiếp tục phải đi xin việc của ông Thành đang hiển hiện trước mắt.

Hữu Hà sẽ trở lại?

Nguyễn Hữu Hà có được thi đấu tại giải VĐQG 2016 hay không đang phụ thuộc hoàn toàn ở 2 yếu tố. Đầu tiên, tranh chấp giữa cầu thủ này với CLB cũ Đức Long Gia Lai chưa được VFV thông báo cụ thể ở năm 2016 đã xong chưa. Đội bóng này đã giải thể nên nhiều khả năng tranh cãi cũng không còn. Yếu tố tiếp theo là Hữu Hà đã tham gia ban huấn luyện đội bóng nam Biên phòng nên còn thi đấu tiếp tục hay không hoàn toàn ở bản thân cầu thủ. Đội bóng cũ đã hoàn tất các khoản nợ lương cho Hữu Hà vào đầu năm ngoái. Trước đó, một khúc mắc là cầu thủ này cũng như nhiều cầu thủ khác đã không được đóng bảo hiểm đầy đủ nên vẫn bị giữ sổ bảo hiểm xã hội.

Tuyển thủ đắt hàng

Libero Nguyễn Văn Sang là thành viên duy nhất của nam Đức Long Gia Lai trong đội hình tuyển bóng chuyền Việt Nam giành HCB tại SEA Games 28-2015. Chắc chắn, cầu thủ này là người sẽ được nhiều đội bóng muốn mời về thi đấu khi không còn ràng buộc ở phố Núi. Trước đây, Văn Sang từng thi đấu cho đội nam Long An và cũng xảy ra tranh chấp giữa đôi bên sau khi về CLB mới. Hiện tại, các đội bóng chuyền nam vẫn thiếu vị trí libero tốt và có thể Văn Sang là một trong những người được mời gọi nhiều.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều