Tiêu đề của website

Bóng chuyền Vĩnh Long bạc đãi nhân tài ?

Ông Trần Văn Sơn được bạn bè yêu mến đặt cho biệt danh “Sơn Bắp”, ông không còn xa lạ gì trong giới bóng chuyền cũng như thể thao Việt Nam. Là người lành tính, khiêm nhường và dễ mến, bản thân ông cũng được nhà báo Nguyễn Lưu cũng như các HLV tên tuổi như Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá là một trong 7 chủ công xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nam Việt Nam.


Ông Trần Văn Sơn được bạn bè yêu mến đặt cho biệt danh “Sơn Bắp”, ông không còn xa lạ gì trong giới bóng chuyền cũng như thể thao Việt Nam. Là người lành tính, khiêm nhường và dễ mến, bản thân ông cũng được nhà báo Nguyễn Lưu cũng như các HLV tên tuổi như Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá là một trong 7 chủ công xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nam Việt Nam.

Công lao của HLV Trần Văn Sơn với bóng chuyền nam Vĩnh Long nhiều vô kể. Từ thời còn là một VĐV, Sơn Bắp là tay chiêu dũng mãnh, từng là chủ công số 1 của đội bóng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đưa Vĩnh Long lên giành HCV giải VĐQG và bản thân giành giải thưởng cho chủ công xuất sắc nhất mùa giải. Trần Văn Sơn không có chiều cao lý tường, nhưng bù lại là sức mạnh nơi cánh tay, chân đế rất chắc sau khi bật nhảy ra đòn và ông có sức bền hiếm thấy. Bản thân Trần Văn Sơn có thể chơi tốt cả bóng chuyền trong nhà và bóng chuyền bãi biển và đây cũng là VĐV đầu tiên mang về tấm huy chương SEA Games đầu tiên cho bóng chuyền bãi biển nói riêng và BCVN nói chung.

Từ một công thần của bóng chuyền Vĩnh Long, Trần Văn Sơn giờ đây phải đi dạy tennis để kiếm sống qua ngày.

Sau khi không thi đấu nữa, Trần Văn Sơn làm trọng tài bóng chuyền một thời gian rồi tham gia BHL đội bóng quê hương, cũng như HLV của đội tuyển bóng chuyền bãi biển Việt Nam. Trong bối cảnh bóng chuyền nam Vĩnh Long bết bát nhất, thiếu thốn mọi mặt cả về tài chính lẫn con người, thì chính Trần Văn Sơn không ngại khó khăn đã một tay đào tạo nên lứa VĐV vàng như: Từ Thanh Thuận, Nguyễn Văn Dữ, Đinh Văn Tú, Nguyễn Hoàng Khang, Lê Tấn Thông, Nguyễn Văn Học… trải qua biết bao gian nan, lặn ngụp từ hạng A1 lên đội mạnh. Bản thân “thùng thuốc pháo” Từ Thanh Thuận nhiều lần khẳng định rằng: “Trần Văn Sơn là người thầy đầu tiên cũng là người có công lao nhiều nhất giúp em có được tên tuổi như ngày hôm nay. Bản thân Thuận biết đến bóng chuyền cũng là nhờ thầy lặn lội về tận Tiền Giang xin gia đình cho em đi tập bóng. Chuyên môn, kỹ thuật, tính cách của Thuận cũng ảnh hưởng nhiều từ thầy Sơn. Thầy sống thẳng thắn, tốt tính và luôn thương yêu học trò. Đặc biệt trong vấn đề tiền lương, thưởng của VĐV thầy rất sòng phẳng, đến 1000 đồng cũng chưa bao giờ ăn chặn và luôn đòi quyền lợi cho các VĐV.”

Bao nhiêu năm khó khăn lặn ngụp ở các giải trẻ rồi A1, cũng là bấy nhiêu năm thầy trò chịu khổ, chịu thiệt nhiều thứ. Khi mà lứa học trò của Sơn Bắp bước vào độ chín, cũng là lúc nhà tài trợ đến với bóng chuyền nam Vĩnh Long. Niềm vui chưa kịp tận hưởng cũng là lúc Sơn Bắp bị mất việc, từ một công thần của bóng chuyền Vĩnh Long, cũng như BCVN ông đã phải dạy tennis để kiếm sống qua ngày. Đau đớn hơn là lý do Trần Văn Sơn bị thôi việc lại hoàn toàn mập mờ và vô lý, khi một lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long phát biểu trước đội bóng rằng: “Nếu còn Sơn Bắp huấn luyện thì trọng tài sẽ ép cho đội Vĩnh Long xuống hạng.” Thử hỏi rằng có trọng tài quốc gia nào thiếu đạo đức mà ngông cuồng dám phát biểu như vậy ? Và nếu không có thì đây chính là một hình thức vu khống, bôi nhọ hình ảnh của đội ngũ trọng tài bóng chuyền.

Khi công thần hết thời bị đối xử tệ bạc.

Và cũng mới đây, ngay sau khi chủ công Từ Thanh Thuận kết thúc hợp đồng với Vĩnh Long, như một giọt nước tràn ly về sự bội bạc của thể thao Vĩnh Long, sau gần 3 năm phải đi dạy tennis kiếm sống, ông Trần Văn Sơn chính thức bị cắt toàn bộ chế độ từ tiền công, tiền ăn cho đến các khoản phụ cấp. Đây được coi như một bài học về sự cống hiến, bài học của sự thẳng thắn của những người không biết đi bằng đầu gối.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều