Tiêu đề của website

Nụ cười và nước mắt của một gia đình bóng chuyền

Trong lúc “trà tam, rượu tứ” của những người xa xứ đang dự Cúp bóng chuyền Quân đội mở rộng tại Binh đoàn 15, huấn luyện viên (HLV) Lê Thanh Sơn của đội Quân khu 5 nấc nghẹn từ đáy lòng: “Cuộc đời anh đến nay coi như đủ. Chỉ mong chú Long (HLV Phạm Văn Long-NV), chú Đức (HLV Nguyễn Văn Đức-NV) và bạn Ngọc (HLV Bùi Quang Ngọc-NV) chia sẽ cho tớ một điều, hãy thương giùm... thằng cu “Tún””.


Trong lúc “trà tam, rượu tứ” của những người xa xứ đang dự Cúp bóng chuyền Quân đội mở rộng tại Binh đoàn 15, huấn luyện viên (HLV) Lê Thanh Sơn của đội Quân khu 5 nấc nghẹn từ đáy lòng: “Cuộc đời anh đến nay coi như đủ. Chỉ mong chú Long (HLV Phạm Văn Long-NV), chú Đức (HLV Nguyễn Văn Đức-NV) và bạn Ngọc (HLV Bùi Quang Ngọc-NV) chia sẽ cho tớ một điều, hãy thương giùm... thằng cu “Tún””.

HLV Lê Thanh Sơn và con trai (đeo kính) - Ảnh: Xuân Hiến


Tưởng chuyện gì bí ẩn cho lắm, hóa ra chỉ... thương giùm. Mới nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng suy nghĩ kỹ lại, đó là chuyện hệ trọng, liên quan đến một cuộc đời.


Vậy “thằng cu Tún” là ai? Đó là kết quả của mối tình đẹp như mơ của hai cựu tuyển thủ bóng chuyền quốc gia: Lê Thanh Sơn và Phạm Thị Rệt. Tên thật của Tún là Lê Hoàng Nam, em ruột của tuyển thủ quốc gia Lê Bình Giang đang khoác áo cho đội Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Người đời có câu, “sinh nghề, tử nghiệp”. Chiếu vào trường hợp của gia đình ông Sơn, chưa đến nỗi mức đó, nhưng cảnh đời của gia đình này có cả nụ cười lẫn nước mắt. Một gia đình bóng chuyền có tới 3/4 thành viên là tuyển thủ quốc gia, mà nhiều người mơ cũng khó có được. Oái ăm thay điều bất hạnh mà mọi người không mong muốn lại hiện diện ở đây.


Ông Sơn kể: “Năm Tún 4 tuổi, cu cậu đến sân xem bố tập bóng chuyền cho đội Phòng không-Không quân. Đang trong lúc quay mặt về phía các chị, thì bất ngờ Tún bị dính nguyên quả bóng đá rất mạnh từ phía sân bên cạnh đập thẳng vào đầu, khiến Tún ngã từ trên cao dập mặt xuống đất...”.


Cú ngã này là bước ngoặc cuộc đời đen tối của Tún và cả gia đình, khiến anh bị mắc bệnh tâm thần mãn tính. Được hưởng trợ cấp suốt đời và cần phải được đối xử đặc biệt. Mặc dù năm nay Tún đã bước sang 18 tuổi, cao gần 2 mét, nặng trên 100kg, do mắc phải căn bệnh này, nên đến nay Tún vẫn chưa lớn về nhận thức, giống như cậu bé khổng lồ... tuổi 18.


Vừa mếu, vừa tếu táo, ông Sơn nói: “Có lẽ do cháu sinh đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, nên đến nay Tún vẫn chưa lớn nổi, mãi mãi là thiếu nhi. Nếu không có vụ tai nạn đó, biết đâu hiện nay Tún cũng là một vận động viên bóng chuyền như anh nó”.


Gia đình Tún, sau khi giải nghệ, mẹ đi làm ở Bưu điện Hà Nội, anh suốt ngày theo nghiệp cầu thủ, bố về hưu hưởng lương thượng tá quân đội. Để cuộc đời bớt nhàm chán và để được tung tẩy với nghề đã gắn bó suốt cả cuộc đời mình, HLV Lê Thanh Sơn làm thêm nghề HLV, nay đây mai đó.


Ông Sơn là một người rất am hiểu bóng chuyền, giới bóng chuyền cũng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của gia đình ông, nên trước khi đặt bút ký hợp đồng làm HLV với bất cứ đội bóng nào, điều đầu tiên mà cả hai bên phải thông cảm cho nhau, đó là cho phép ông Sơn “đèo bồng” theo đứa con trai của mình. 
Thực tế, từ trước tới nay, hai cha con ông đi đâu cũng có nhau, như hình với bóng. Nhỡ ông Sơn có chuyện gấp đi đâu đột xuất một chút, phải tìm người gửi, trông coi giùm. Lúc chuẩn bị vào mùa giải, Tún cũng ra sân tập đập, phát, chuyền cùng các cầu thủ. Lúc về nhà, chiều nào hai cha con cũng ra sân bóng chuyền của trường Đại học Bách khoa Hà Nội “dợt” cùng các cụ...


Hiện nay sở thích của Tún là chụp hình chung với các cầu thủ ngôi sao làm kỷ niệm. Và tập nhớ tên của những cầu thủ bóng chuyền mà mà mình yêu thích. Đăc biệt, Tún rất thích đội bóng chuyền nữ Nhật Bản, vì họ vừa xinh đẹp, lại vừa chơi bóng rất hay. Tún có thể đọc tên vênh vách các nữ cầu thủ của xứ Anh đào... 
Mừng thay, hiện nay cha con ông Sơn đang hạnh phúc tại đội bóng chuyền Quân khu 5.

HLV Lê Thanh Sơn chỉ đạo các cầu thủ


Nguyễn Minh


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều