Tiêu đề của website

Bước cha trước, bước con sau...

Vậy là đã 35 đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Trong những dòng người vô Nam năm 1975, đã có những cầu thủ bóng chuyền Quân đội nhân dân Việt Nam, họ vào Nam chơi bóng và qua đó giới thiệu với đồng bào miền Nam những thành tựu TDTT của chế độ XHCN tươi đẹp. Nhân dịp kỷ niệm ngày 30-4 năm nay, chúng tôi đã gặp lại một nhân chứng sống của đoàn cán bộ cầu thủ-chiến sỹ năm ấy, đó là Đại tá Bùi Huy Giang, nguyên Phó Trưởng Đoàn TDTT Quân đội NDVN, một trong những danh thủ bóng chuyền của nền thể thao cách mạng.


Vậy là đã 35 đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Trong những dòng người vô Nam năm 1975, đã có những cầu thủ bóng chuyền Quân đội nhân dân Việt Nam, họ vào Nam chơi bóng và qua đó giới thiệu với đồng bào miền Nam những thành tựu TDTT của chế độ XHCN tươi đẹp. Nhân dịp kỷ niệm ngày 30-4 năm nay, chúng tôi đã gặp lại một nhân chứng sống của đoàn cán bộ cầu thủ-chiến sỹ năm ấy, đó là Đại tá Bùi Huy Giang, nguyên Phó Trưởng Đoàn TDTT Quân đội NDVN, một trong những danh thủ bóng chuyền của nền thể thao cách mạng.

Đó là những ngày vui phơi phới, ông Bùi Huy Giang được Cục TDTT Quân đội cử làm trưởng đoàn đi Nam, dẫn theo 4 đội bóng chuyền quân đội là Thể Công, Sông Hồng (nam) và Bộ Tư lệnh thông tin, Phòng Không không quân (nữ). Họ đi dọc theo đường số 1, vào Huế, Đà Nẵng, chơi bóng phục vụ đồng bào vùng mới giải phóng và sau đó ít ngày, được lệnh mới, tất cả được đeo quân hàm và tiếp tục chặng còn lại, từ Huế vào tận Sài Gòn, lên Châu Đốc, chơi bóng, giao lưu với bà con và làm vui thêm cái không khí náo nức Nam - Bắc một nhà. Ít ai biết rằng người chiến sỹ - cầu thủ kiêm trưởng đoàn bóng chuyền Quân đội năm ấy đã chia tay đứa con trai út vừa mới sinh để lên đường vào thực hiện nhiệm vụ. Và đứa con bé bỏng ấy, sau này lại tiếp tục kế nghiệp của ông.

Sinh năm Đinh Sửu (1937) tại Gia Viễn, Ninh Bình, 20 tuổi, chàng thanh niên cao lớn đẹp trai Bùi Huy Giang lên đường nhập ngũ và vào tiểu đoàn tân binh Tây Bắc thuộc Quân khu Tây Bắc. Tiểu đoàn ấy tổ chức ngay một đội bóng chuyền (BC) là môn thể thao rất phổ biến của môi trường bộ đội, tân binh cao 1m96 đã lập công lớn và góp sức giành thắng lợi trước tiểu đoàn 148 đến 3-0. Chẳng bao lâu sau, Bùi Huy Giang là mũi đánh chủ công của Quân khu tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất trên sân Hàng Đẫy và đội bóng của ông xếp hạng 3.

 

 Năm 1960, Thể Công đã “đánh tiếng” và tháng 9/1961, ông chính thức về đội bóng danh giá này, cùng thời với những tên tuổi lớn như HLV Lý Đức Kim và các bạn Thưởng, Vượng, Miện, Duệ... Liên tục những năm sau sau, trong tư cách là vận động viên đỉnh cao, với Bùi Huy Giang là các chuyến đi xa, thi đấu, tập huấn từ Trung Quốc, Campuchia đến Indonesia (Ganefo 1), tham dự không biết bao trận đấu, dự các khóa học tập chuyên môn và chính trị với những kỷ niệm hào hùng xúc động, kể cả những ngày làm chuyên gia giúp nước bạn Campuchia sau đó. Năm 1981, Bùi Huy Giang được trao trách nhiệm Phó trưởng Đoàn TDTT Quân đội, đến năm 1983 lại được điều về làm HLV đội Thể Công, đội bóng giành liên chức VĐQG trong 3 năm 83-84-85 và đến mùa Thu năm 1991, ông đề nghị được nghỉ theo chế độ.

 

Ngày cha nghỉ hưu cũng là khi cậu út Bùi Huy Sơn tròn 17 tuổi, tư chất thể thao nổi bật nhiều môn song 2 “cha con BC” đã nhanh chóng thỏa thuận là Sơn sẽ chơi BC theo nghiệp cha. Khi ông Giang còn thi đấu, là lúc BCVN tự hào với những quái kiệt Quảng Trọng Hải, Đào Hữu Uyển, Lê Văn Phụng, Phạm Quang Tuyến, Nguyễn Thanh Thưởng, Lê Văn Tư…Sau này, khi vật đổi sao dời, sân chơi BC lại tỏa sáng thế hệ của những cái tên ở 2 miền Nam Bắc như Lê Hồng Hảo, Châu Văn Lễ, Bùi Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Kiệt và nhóm cầu thủ Hà Nội. Sau Hồng Hảo chói sáng mấy mùa, dù có nhiều tên tuổi khác xuất hiện song có lẽ Bùi Huy Sơn là trường hợp riêng. Anh là tuyển thủ thuộc loại quái, thành thục hầu hết những kỹ năng xử lý bóng trong vai trò chuyền hai, có lối tấn công đa dạng ở trên chiều ngang 9m lưới. Bùi Huy Sơn thấp hơn cha mấy phân song anh lại có sức mạnh và độ dẻo hơn bố. Sơn vào Thể Công năm 1992, chơi ở vị trí chuyền hai và đến giữa năm 1995, sau khi mũi chủ công Bùi Văn Luân chấn thương, anh được giao vị trí chủ công kiêm chuyền hai, đứng đối cầu với chuyền hai và suốt những năm cống hiến trên sân BC, Bùi Huy Sơn đã để lại những dấu ấn đẹp trong lòng người hâm mộ. Có thể là những lần bật cao đánh mạnh ăn điểm dù bên kia lưới là dàn chắn của Hàng không Việt Nam, Quân đoàn 4 hay Vĩnh Long, TP.HCM; có thể là những cú gõ bóng khôn ngoan lách tay chắn và có điểm rơi thông minh hay những lần đan lên chuyền hai có hiệu quả.

Thăm gia đình cha con - cầu thủ - chiến sỹ, chúng tôi cảm giác ngôi nhà của họ tràn ngập niềm vui, phải mất khá nhiều thời gian mới đọc và xem hết được những tấm ảnh kỷ niệm và những tấm huân, huy chương hay bằng khen trong cuộc đời 2 cha con BCVN ấy. Đó cũng là một bằng chứng sống động về sự cống hiến cho thể thao của những người chiến sỹ, là một kỷ niệm ngọt ngào của những con người Việt Nam sinh ra và lớn lên sau ngày 30-4 lịch sử.n Hỏi ông bố rằng thời trai trẻ hâm mộ ai nhất, có nghe rằng “hồi ấy nào đã biết mô tê gì, đài đóm chả có lấy mẫu nào mà học mà xem?” Hỏi con trai chuyện ấy, tôi được nghe Huy Sơn kể lại thế này. Ngày nào Thể Công đi tập huấn Trung Quốc được tập chung với Bát Nhất (tuyển quân đội Trung Quốc), anh thấy một mũi tấn công của bạn chỉ cao chừng 1m85 song chơi rất tinh quái và có uy lực lớn, về nước những năm đầu thấy Lê Hồng Hảo cũng hay, đặc biệt si mê chủ công Denalli của tuyển Italia. Hỏi tiếp Sơn “Bao năm qua, bố Giang có dạy gì cho con về môn BC này?” lại được nghe họ cười tươi: “Dạy từ trong bụng mẹ thôi, lớn lên, lâu lâu đi xem đều nhắc nhở điều gì đó, nhưng con hơn cha là nhà có phúc mà…”

Người xưa vẫn nói “hậu sinh khả úy”. Huy Sơn không quên những kỷ niệm mang tính quyết định đến cuộc đời BC của mình. Niềm sung sướng, có thể nói vô bờ của anh là năm 1997, lần đầu tiên được lên đội tuyển thi đấu ở vai trò chủ công sánh cùng những tên tuổi như Lê Hồng Hảo, Trương Hữu Vinh… trong khuôn khổ giải BC quốc tế tổ chức ở thành phố mang tên Bác. Sự xuất hiện của “con chim lạ” trong chiếc áo số 2 làm ông thầy Trung Quốc của ĐTVN hài lòng lắm. Hài lòng hơn, sau bao năm đó là lần đầu ĐTVN thắng được người Thái ở tỷ số 3-1.

 

Một kỷ niệm không quên với Sơn nữa là trận đấu mà lần đầu tiên đội Thể Công lên ngôi VĐQG sau bao năm trị vì của Seaprodex và Bưu điện Hà Nội vào năm 2000. Sơn nhớ rõ trận chung kết ấy Thể Công đứng đội hình Minh Dũng-Huy Sơn - Văn Thành - Anh Văn- Duy Quang là ê-kip hoàn toàn trẻ và mới, đó cũng là thời khắc bắt đầu giai đoạn lên ngôi của BC Quân đội. Anh không có được cái sức mạnh cổ tay bột phát đến mức quyết liệt như cha song độ quái và độ dẻo lại đúng là “hậu sinh khả úy”, bởi thế nhiều lần Huy Sơn được nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong các giải BC đỉnh cao. Khi thôi thi đấu, Huy Sơn lần lượt là HLV các đội BC trẻ Quân đội và có niềm vui khi là HLV đội tuyển trẻ của Việt Nam đi đấu giải tại Indonesia và hiện tại, anh vẫn đang cống hiến hết mình cho BCVN.

ANH QUANG

 

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều