Tiêu đề của website

Vui sao nước mắt lại trào

Trong bối cảnh các đội bóng chuyền ngày càng khó tìm tài trợ thì việc các cô gái nữ của bóng chuyền TPHCM được nhận 1,2 tỷ đồng là điều mừng. Dù biết thời hạn trước mắt của mức tài trợ ấy là chỉ trong giải VĐQG 2015 nhưng với người làm nghề và bản thân cầu thủ, đây là động lực lớn cho họ thi đấu sung hơn.


Trong bối cảnh các đội bóng chuyền ngày càng khó tìm tài trợ thì việc các cô gái nữ của bóng chuyền TPHCM được nhận 1,2 tỷ đồng là điều mừng. Dù biết thời hạn trước mắt của mức tài trợ ấy là chỉ trong giải VĐQG 2015 nhưng với người làm nghề và bản thân cầu thủ, đây là động lực lớn cho họ thi đấu sung hơn.

Đội nữ Tân Bình - TPHCM. Ảnh: Dương Thu

1. Phải nhìn thẳng vào sự thật, bóng chuyền nữ Tân Bình-TPHCM trong 5 mùa giải gần đây thi đấu khá phập phù, lúc thăng khi trầm và thường xuyên rớt hạng hoặc nằm ở nhóm cuối của giải nữ. May mắn giải năm ngoái không có xuất xuống hạng, nếu không Tân Bình-TPHCM đã phải dự VCK ngược.

Bước qua 1 năm, đại diện của bóng chuyền nữ TPHCM đã tự tin hơn. Ít nhất, về mặt tài chính, cầu thủ và BHL bớt lo lắng như trước. Nếu tính tổng mức tài trợ thì khoản 1,2 tỷ đồng là không ít và người hâm mộ chờ xem khi đã “ấm bụng” hơn thì các cô gái của HLV Đào Duy Phước sẽ thi đấu hiệu quả hơn không. Tới thời điểm này, gần như 23 CLB dự giải VĐQG năm nay đều đã lo đủ xong ngân quỹ hoạt động trong năm nay của mình. Sau mùa giải 2015, chắc chắn, bóng chuyền Việt Nam về phía các CLB sẽ có nhiều thay đổi đáng kể.

Trường hợp của nữ Tân Bình-TPHCM, đội này tìm được nhà tài trợ là điều đáng mừng và đáng quý. Nhưng vào thời điểm hiện tại, đội nào có được tài trợ lâu dài thì mới không bị áp lực tâm lý. Có thể thấy trong số này là nhiều đội bóng thuộc thể thao Quân đội. Minh chứng cụ thể nhất để lý giải việc không tự nuôi được thì sẽ phải “chết” là việc CLB nam Quân khu 5 giải thể đã cho thấy điều đó.

Làm bóng chuyền tưởng dễ nhưng lại rất khó. Một đội bóng chuyền đăng ký thi đấu có tối đa 15 thành viên (12 cầu thủ và 3 HLV) thua hẳn quân số so với 1 đội bóng đá (thường 30 thành viên) nhưng rất ít nhà tài trợ mặn mà với bóng chuyền. Do đó, bây giờ, một đội bóng chuyền không thuộc cơ quan có tính chất nhà nước quản lý hoặc không thuộc doanh nghiệp mạnh thì sớm ngày sẽ… “chết yểu”.

2. Theo tìm hiểu, lương bổng của một cầu thủ bóng chuyền trung bình chỉ khoảng từ 7 tới 11, 12 triệu đồng/tháng. Xét về mặt bằng chung, lương không cao. Tất nhiên, cầu thủ của đội bóng mạnh sẽ có thu nhập cao hơn một chút nhờ việc thi đấu chiến thắng nhiều giải nên được thưởng nhiều.

Với đội chỉ duy nhất nhận tiền từ lương cố định thì cầu thủ muốn có hơn cũng không có. Vì thế, một số cầu thủ chia sẻ, khi có nhà tài trợ tới với đội bóng thì nhận thêm hỗ trợ vào lương nên mới yên tâm phần nào. Trước đây, khi cầu thủ ngoại còn được thi đấu, nhiều CLB không ngại chi lương vài ngàn USD chỉ để mời tay đập có tiếng về khoác áo. Không còn VĐV ngoại, chuyện đó đã kết thúc. Nhưng cũng đồng thời, nhiều đơn vị hết mặn mà chuyện sẵn sàng chi ra nhiều tiền như từng rước cầu thủ ngoại về để đầu tư vào chính cầu thủ nội của mình. Và như thế, lương bổng của cầu thủ bóng chuyền vốn không được cao thì sau nhiều năm vẫn giậm chân tại chỗ.

Ở mặt bất cập ấy, rất khó trách vì sao VĐV lại muốn tham dự nhiều hội làng. Dễ hiểu, hội làng thi đấu ít được nhận nhiều tiền thưởng là thu nhập chính đáng. Ngoài ra, càng về quê thi đấu, bóng chuyền càng có giá hơn. Trái ngược hoàn toàn khi cầu thủ vào nhà thi đấu tại các thành phố thì khán đài đều thưa thớt khán giả.

* Vòng 1 giải bóng chuyền VĐQG 2015 sẽ thi đấu 2 bảng ở Phú Thọ (bảng A) và Thái Bình (bảng B) từ ngày 12 tới 19-4. Toàn giải có 12 đội nữ, 11 đội nam góp mặt và như mọi năm, chức vô địch có giải thưởng 100 triệu đồng.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều