Tiêu đề của website

Bàn tròn dư luận: ĂN THEO BÓNG CHUYỀN

Thái Bình là cái nôi lớn của bóng chuyền với rất nhiều danh thủ giỏi, một số được xếp vào hàng siêu giỏi như anh Đào Hữu Uyển, Phạm Quang Tuyến, chị Bùi Thị Lanh, Phạm Thị Gái, sau này là Nguyễn Hữu Hà hay Bùi Thị Huệ… Họ đều đi lên bằng chuyên môn và được công chúng mến mộ ngay khi còn khoác áo thi đấu hay khi đã nghỉ, từ lúc ở địa phương hoặc khi đã thành danh, được lên tuyển làm cầu thủ hay làm HLV. Ngày nay, trong đại gia đình BCVN, người ta vẫn thấy sự xuất hiện của những cầu thủ đến từ quê hương 5 tấn, họ đã và đang cống hiến tài năng và trí tuệ cho sự nghiệp bóng chuyền và TTVN nói chung, tuy nhiên có một thực tế là không phải mọi người con của quê hương 5 tấn cũng giữ được truyền thống xưa, thậm chí đã có những trường hợp làm buồn lòng giới hâm mộ, gây bức xúc cho dư luận và trở thành trò cười cho giới bóng chuyền mỗi khi gặp gỡ trong các sân chơi quốc tế và trong nước.


Thái Bình là cái nôi lớn của bóng chuyền với rất nhiều danh thủ giỏi, một số được xếp vào hàng siêu giỏi như anh Đào Hữu Uyển, Phạm Quang Tuyến, chị Bùi Thị Lanh, Phạm Thị Gái, sau này là Nguyễn Hữu Hà hay Bùi Thị Huệ… Họ đều đi lên bằng chuyên môn và được công chúng mến mộ ngay khi còn khoác áo thi đấu hay khi đã nghỉ, từ lúc ở địa phương hoặc khi đã thành danh, được lên tuyển làm cầu thủ hay làm HLV. Ngày nay, trong đại gia đình BCVN, người ta vẫn thấy sự xuất hiện của những cầu thủ đến từ quê hương 5 tấn, họ đã và đang cống hiến tài năng và trí tuệ cho sự nghiệp bóng chuyền và TTVN nói chung, tuy nhiên có một thực tế là không phải mọi người con của quê hương 5 tấn cũng giữ được truyền thống xưa, thậm chí đã có những trường hợp làm buồn lòng giới hâm mộ, gây bức xúc cho dư luận và trở thành trò cười cho giới bóng chuyền mỗi khi gặp gỡ trong các sân chơi quốc tế và trong nước.

Câu chuyện được bắt đầu từ bà HLV phó của đội tuyển nữ là Phạm Ngọc Anh. Một người có điểm xuất phát từ quê hương 5 tấn Thái Bình. Một trong những VĐV hạng xoàng của bóng chuyền Bộ tư lệnh Thông tin trước đây. Tuy nhiên, dấu ấn lớn nhất mà một nhà báo kì cựu còn nhớ đến trong nghiệp cầu thủ của bà HLV này chính là một bản án kỷ luật khá tế nhị và sau đó phải “tháo chạy” về PKKQ như chúng ta đã biết từ đó đến nay. Về PKKQ, công sức đóng góp của bà HLV Phạm Ngọc Anh nhiều nhất chính là việc đưa đội bóng quân đội lên xuống hạng thường xuyên như đi chợ. Không những vậy, việc lên tuyển của vị nữ thánh tướng này lại càng khiến giới làm nghề cũng như người hâm mộ không khỏi bàng hoàng.

Phòng quân Không quân  dưới tay HLV Phạm Ngọc Anh hết ngược lại xuôi.

Vào vai bà mẹ “tự xưng” của cả một đàn con, ấy vậy mà không hiểu vì sao mà nữ thánh tướng lại bị vị chuyên gia người Trung Quốc Kiều Ngọc Xuyên từ mặt khi ông nhất quyết không chịu nhận bà làm trợ lý vào năm 2011. Tìm hiểu vụ việc, chúng tôi biết, vị chuyên gia người Trung Quốc đã phải báo cáo bằng văn bản dài gửi cho VFV yêu cầu thay vị HLV này, bởi trách nhiệm và cách sống cũng như lối sinh hoạt không phù hợp của bà Phạm Ngọc Anh sau đợt tập huấn tại Vĩnh Phúc, cùng với đó là việc nhập nhằng về khoản tiền thưởng của 2 VĐV Ngọc Hoa và Kim Liên tại VTV Cúp 2011 tại Đắc Lắc và sau này là việc thanh toán tiền vé máy bay của các VĐV miền Nam tại Trung tâm mỗi khi tập trung đội tuyển… Tất cả chuỗi những sự việc nhỏ ấy được móc nối và kéo dài trong suốt một thời gian dài. Thậm chí trong dự luận còn truyền tai nhau rằng, trong một chuyến thi đấu tại Thẩm Quyến Trung Quốc mới đây. Lối sống thiếu tư cách, ngôn từ chợ búa của một quân nhân đã được lộ nguyên hình. Bà ta còn ngang nhiên phát biểu trước mặt một số người rằng sẽ thuê đầu gấu xử những nhà báo có những bài viết thẳng thắn, dám vạch trần những điểm xấu của bà ta. Sự việc này đã khiến không ít người phải bàng hoàng bởi phát biểu ấy không chỉ thể hiện bản chất thiếu tư cách đạo đức mà nó còn liên quan đến yếu tố pháp luật trong việc có dấu hiệu toan tính việc tổ chức đánh người.

Chuyến tập huấn được bà Ngọc Anh áo hồng tranh thủ " báo cáo công tác".

Câu chuyện kể về HLV Phạm Ngọc Anh sẽ còn rất dài. Việc các VĐV kém chất lượng của PKKQ thay nhau lên tuyển đã là cái gai trong mắt của rất nhiều người nếu như không được hóa giải. Cụ thể như ở giải U17 châu Á, chủ công Thúy Vân với chiều cao 1m64 còn thấp hơn cả libero Ly Ly dù chưa biết đệm chuyền nhưng vẫn có mặt trên tuyển; ở đội tuyển lớn, gần đây nhất là trường hợp của Nguyễn Thị Xoan và Lê Thị Minh Nhâm, khi cả hai đều không có chuyên môn. Thậm chí, mang tiếng là trẻ hóa nhưng đã 26 tuổi Minh Nhâm vẫn tiếp tục có mặt một cách “bí ẩn” khi hầu hết thành phần trong ban chuyên môn đều bị vô hiệu hóa và không biết cô có mặt trên tuyển. Thậm chí cô này còn lớn tiếng khẳng định việc mình có mặt trên tuyển là đàng hoàng khiến rất nhiều VĐV lớn tuổi từng góp mặt tại ĐTQG đã phải nóng máu nói rằng: “Đây là cây chuyền hai tồi tệ và chuyền ẩu nhất trong lịch sử”.

Chúng tôi cho rằng, bóng chuyền Việt Nam không thiếu các trợ lý có đủ tài đức, điển hình như Hà Thu Dậu, Lê Thị Bình, Nguyễn Thị Hiền… và thậm chí cả Phạm Thanh Hà, dù có chút liên quan đến bằng cấp nhưng vẫn cho thấy trình độ vượt trội hơn hẳn so với bà Ngọc Anh. Đối với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, việc tồn tại trong vai trò trợ lí HLV của ĐTQG của Phạm Ngọc Anh là cái gai cần  phải loại bỏ. Đó là câu hỏi và là mong muốn của rất nhiều người. Vỡi tôn chỉ của báo chí, bằng tinh thần xây dựng, câu hỏi này xin đươc gửi tới ông TTK Liên đoàn BCVN.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều