Tiêu đề của website

Thể thao Việt Nam: Sự phức tạp của cuộc chơi

Bóng đá được xem là môn thể thao có nhiều tranh cãi, tranh chấp về hợp đồng giữa VĐV, HLV với các CLB ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì bóng chuyền cũng là môn thể thao có sự tranh chấp không kém bóng đá.


Bóng đá được xem là môn thể thao có nhiều tranh cãi, tranh chấp về hợp đồng giữa VĐV, HLV với các CLB ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì bóng chuyền cũng là môn thể thao có sự tranh chấp không kém bóng đá.

Cuộc chơi bóng chuyền chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng vui vẻ thế này.

Rắc rối với đội bóng cũ

Trường hợp chủ công Nguyễn Hữu Hà đang diễn ra với CLB Đức Long Gia Lai chỉ là một trong những ví dụ điển hình trong câu chuyện mà SGGP Thể Thao muốn đề cập tới. Sự vụ vẫn chưa tới hồi ngã ngũ do những ràng buộc hợp đồng đôi bên giữa cầu thủ và CLB chỉ cả hai biết thật sự ra sao, dù theo thực tế thì hiện tại Hữu Hà đã hết hợp đồng làm việc với Đức Long Gia Lai và gia nhập một đơn vị mới.

Tại nơi mới này, Hữu Hà hiện vẫn đăng ký với vai trò ở ban huấn luyện dù thâm tâm còn muốn được cống hiến trên sân thi đấu. Năm 2010, Hữu Hà cũng là trường hợp rơi vào rắc rối hợp đồng với CLB cũ Tràng An Ninh Bình. Khi đó, do không giải quyết ổn thỏa được việc giải phóng, cầu thủ này đã phải nghỉ thi đấu 1 năm (và vẫn tập luyện cùng đội Đức Long Quân khu 5 khi đó).

Chủ công Nguyễn Văn Hạnh phải đưa CLB ra tòa là sự việc đầu tiên của thể thao Việt Nam dính tới tranh chấp hợp đồng phải nhờ tòa án can thiệp. Lúc đó (năm 2011), Văn Hạnh cũng khúc mắc với CLB Tràng An Ninh Bình và thua kiện phải bồi thường thì mới được tới Đức Long Gia Lai thi đấu.

Cầu thủ này cũng từng là tâm điểm khiến CLB Tràng An Ninh Bình và CLB Đông Trường Sơn cãi vã kịch liệt. Ngoài họ, sự việc libero Nguyễn Văn Sang là người mà bóng chuyền nam Long An hết sức bất bình do bị Đức Long Gia Lai lấy về nhưng không trả phí rồi lên tiếng cấm thi đấu (dù ai cũng biết điều cấm ấy không có trọng lượng).

Những câu chuyện tranh chấp còn xảy ra rất nhiều như sự vụ các cầu thủ cũ của đội nam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị “ra đường” do CLB này giải thể hay nhóm cầu thủ nữ của Vietsov Petro (cũ) cũng tương tự. Bóng chuyền nữ cũng xảy ra không ít trường hợp nhưng sự vụ không xới lên cao trào do tất cả đều được giải quyết nội bộ êm thấm.

Liên đoàn có mạnh tay hơn?

Có thể nhận thấy rằng, nhiều tranh chấp, tranh cãi ở bóng chuyền Việt Nam chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ khi giải đấu này chuyển lên thành giải VĐQG. Đặc biệt hơn, các tranh chấp xảy tới sau khi Quy chế chuyển nhượng cầu thủ của Liên đoàn bóng chuyền (VFV) được ban hành.

Tất cả các CLB, VĐV, HLV khi xảy ra tranh chấp đều chung một mong mỏi đó là VFV đứng ra làm cán cân phân xử cho đúng lý lẽ. Tuy vậy, không hẳn lúc nào VFV cũng đứng ra là xong chuyện bởi sự giảng hòa không xong thì phải nhờ tới tòa án. Trường hợp của Nguyễn Văn Hạnh là điển hình. Sự việc của Hữu Hà gần đây, được biết VFV cũng đã nghiên cứu tình tiết và nhiều khả năng quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trước khi Giải VĐQG 2015 diễn ra rằng cầu thủ này có đủ thủ tục để được thi đấu hay không.

VFV phải mạnh tay hơn trong các sự việc, đó là điều tất cả đều mong muốn. Nhưng mạnh tay như thế nào để không thể xảy ra tranh chấp hoặc có những tranh chấp rồi vẫn được tháo gỡ thì từng trường hợp lại rất khác nhau. VFV tới lúc này có đủ các pháp chế, các quy định do mình ban hành nhưng nếu trường hợp cụ thể là hợp đồng giữa CLB với VĐV hoặc HLV thì họ cũng khó can thiệp. Lý lẽ vẫn nằm ở giấy trắng mực đen và chẳng ai muốn có tranh chấp phải xảy ra.


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều