Tiêu đề của website

Mức thu nhập của các sao bóng chuyền Việt Nam và thế giới.

Trước khi đến với nghiệp thể thao, hầu hết mỗi người đều thấy được tố chất có sẵn của mình.


Sao bóng chuyền thế giới với mức lương khủng

Trước khi đến với nghiệp thể thao, hầu hết mỗi người đều thấy được tố chất có sẵn của mình. Ngoài niềm đam mê một số còn xem đến với thể thao để đem lại thu nhập chính cho cuộc  sống của bản thân và giúp đỡ gia đình. Trải qua quá trình luyện tập, rèn rũa không ngừng nghỉ, những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt, những chấn thương đeo bám hay cuộc sông xa nhà có người bỏ cuộc song cũng còn nhiều người đã đến đích. Họ có thể tự hào với những đồng lương xứng đáng bù đắp cho quá trình khổ ải mài rũa “tay nghề”.  Cùng điểm qua mức lương khủng của các sao  bóng chuyền nữ thế giới đã từng có được.

1. Ekaterina Gamova (Russia – Dinamo Kazan): €1,000,000 = $1,371,700

Điều đáng nói rằng Ekaterina Gamova phải có sự cho phép của Tổng thống Putin để có thể chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ khác.

2. Kim Yeon Koung (Turkey – Fenerbahce): €800,000 = $1,097,360

Với  việc thi đấu cho Fenerbahce, Kim đã vướng vào scandal lớn với liên đoàn bóng chuyền Hàn Quốc về quyền thi đấu tại nước ngoài của cô. Thậm chí, cô đã tuyên bố sẽ rời Đội tuyển quốc gia nếu  liên đoàn xử ép cô. Rõ ràng đó là một tổn thất lớn đối với bóng chuyền Hàn, Liên đoàn chọn cách giải quyết trong im lặng, Kim vẫn được chơi và tỏa sáng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Carolina Costagrande (Turkey – Vakifbank): €750,000 = $1,028,775

4. Madelaynne Montaño (Turkey – Galatasaray)” $700,000 = $960,190

5. Jovana Brakocevic (Turkey – Vakifbank): €650,000 = $891,605

6. Neslihan  Demir (Turkey – Eczacıbaşı) €550,000 = $754,435

7. Sonsirma Gozde (Turkey – Vakifbank): €364,511 = $500,000

8. Naz Aydemir (Turkey – Vakifbank): €364,511 = $500,000

9. Neriman Ozsoy (Turkey – Galatasaray): €350,000 = $480,095

Có thể thấy Thổ Nhĩ Kỳ là nước có mức lương cho vận động viên cao nhất quy tụ được hàng loạt các ngôi sao hàng đầu của bóng chuyền thế giới.

Nhìn sang bóng chuyền Việt Nam

Ở Việt Nam, không phải cứ đánh hay là được trả lương cao. Bởi một thực tế, bóng chuyền Việt Nam chưa phải chuyên nghiệp hóa. Đôi khi vấn đề chuyển nhượng, mức lương thỏa thuận... VĐV không có quyền quyết định mà chủ yếu phụ thuộc vào các đơn vị chủ quản.

Ở Việt Nam VĐV đội bóng nữ có thu nhập cao nhất hiện nay phải kể đến Thông Tin LVPB. Ngoài mức lương quân hàm, các VĐV đội 1 còn nhận được lương của Bộ Quốc phòng, nhà tài trợ... Tổng thu nhập của các VĐV đội hình 1 như: Đỗ Thị Minh hay Phạm Thị Yến cũng lên tới 30 triệu đồng/ tháng, chưa kể các khoản thưởng từ việc thi đấu. Tuy nhiên, ở đội bóng này, để trụ lại được và có thể hưởng được mức lương cao thì đó là cả một sự cố gắng, quá trình đào thải và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Một đội bóng khác của miền Bắc là NHCT cũng có mức thu nhập tốt, mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Mức thu nhập của VĐV cũng ở mức trên dưới 20 triệu đồng.

Ở khu vực phía nam, đội bóng tạo được sự an tâm cùng với mức lương tốt nhất hiện nay phải kể đến VTV BĐLA. Ngoài mức lương cao, thì mọi ngày lễ, tết... từ VĐV lớn cho tới các VĐV trẻ đều có một khoản thu nhập lớn. Theo đội trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hoa: "VTV BĐLA không phải là đội bóng có mức thu nhập cao nhất. Nhưng lại hướng đến sự ổn định lâu dài và đặc biệt ban lãnh đạo đội bóng rất tâm lý và quan tâm đến đời sống của VĐV. Chính vì vậy, theo Hoa mức lương cao cũng tốt, nhưng điểu cần hơn là hướng đến sự ổn định và lâu dài ."

Ở các đội bóng nam, một số CLB có mức thu nhập cao phải kể đến Sanet Khánh Hòa hay TANB. Tuy nhiên, ở TANB mức thu nhập cao trên 20 triệu đồng chỉ đối với các VĐV có trình độ và được vào đội hình chính.

Trái ngược, với mức lương hàng chục triệu đồng ở CLB kể trên. Nhiều VĐV được xếp vào hàng ngôi sao sáng chói ở Việt Nam, hàng tháng cũng chỉ nhận được vài ba triệu đồng điển hình như: Từ Thanh Thuận, Hà Ngọc Diễm hay Lê Quang Khánh. Nhiều CLB VĐV chỉ có mức thu nhập vài trăm nghìn đến 1, 2 triệu đồng cũng không phải là hiếm như: Đắk Lắk, PKKQ, Hải Dương...

Bởi vậy mới thấy, VĐV bóng chuyền trên TV hào nhoáng là vậy, nhưng đời sống VĐV Việt Nam vẫn còn rất vất vả và vô cùng khó khăn.

 

ANH TUẤN


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều