Tiêu đề của website

Bóng chuyền trước đại hội: SÓNG Ở ĐÁY SÔNG…

Ngày mai 5-12, LĐBC Việt Nam sẽ chính thức tổ chức đại hội nội bộ, bầu ra Ban chấp hành và các vị trí chủ chốt cho nhiệm kỳ mới (2015-2020). Hôm sau nữa, buổi họp chỉ mang tính chất thông báo về kết quả bầu cử. Tức là sự kiện được giới hâm mộ bóng chuyền Việt Nam trông đợi đã được “quy hoạch” xong từ trước, không nhất thiết phải thể hiện sự dân chủ…


Ngày mai 5-12, LĐBC Việt Nam sẽ chính thức tổ chức đại hội nội bộ, bầu ra Ban chấp hành và các vị trí chủ chốt cho nhiệm kỳ mới (2015-2020). Hôm sau nữa, buổi họp chỉ mang tính chất thông báo về kết quả bầu cử. Tức là sự kiện được giới hâm mộ bóng chuyền Việt Nam trông đợi đã được “quy hoạch” xong từ trước, không nhất thiết phải thể hiện sự dân chủ…

Nếu căn cứ theo danh sách 20 ủy viên được chọn sẵn cho nhiệm kỳ hoạt động mới (2015-2020), thì Đại hội LĐBC Việt Nam (VFV) diễn ra trong 2 ngày 5-12 và 6-12 chỉ mang ý nghĩa thông báo rộng rãi về bộ máy điều hành trong giai đoạn tiếp theo. Đại hội vì thế chỉ là dịp để giới làm bóng chuyền tổng kết công tác của nhiệm kỳ cũ và hoạch định chiến lược cho tương lai.

Thế nhưng, sự việc có thể không diễn tiến theo chiều tích cực như vậy, bởi lẽ trước thềm đại hội, đã có thông tin cho rằng một số ủy viên bị loại khỏi cuộc chơi để thay bằng người khác vì những lý do rất… chính đáng. Chẳng hạn là trường hợp của ông Nguyễn Bá Nghị - Phó Chủ tịch chuyên môn VFV kiêm Trưởng ban chuyên môn - người có tên trong danh sách 20 ủy viên mới, nhưng chắc chắn đứng ngoài cuộc chơi bóng chuyền vì đơn vị chủ quản là Sở VH-TT TPHCM “quyết tâm” không giới thiệu ra liên đoàn.

Theo đánh giá của nhà báo Nguyễn Lưu (Đài truyền hình VTC), ông Nghị là người có năng lực chuyên môn, uy tín trong giới và có mối quan hệ rộng với bóng chuyền Đông Nam Á và châu Á. “Tôi đánh giá đấy là người có tâm huyết và biết lo cho sự nghiệp bóng chuyền nước nhà. Tôi từng có dịp đi công tác cùng anh Nguyễn Bá Nghị ở giải đấu châu lục nên ít nhiều cũng hiểu con người đó. Thế nhưng cũng chẳng biết vì sao anh Nghị lại không được Sở VH-TT TPHCM giới thiệu, dù tư cách đạo đức cũng như năng lực đều ổn cả đấy chứ”, nhà báo Nguyễn Lưu nhấn mạnh.

Điều nghịch lý là lâu nay các Liên đoàn thể thao ở Việt Nam thường tổ chức đại hội theo hình thức trù bị (giới thiệu nhân sự, công tác tổ chức, thành lập ban bầu cử, thư ký…) rồi mới đại hội chính thức. Ngay cả Liên đoàn được quan tâm nhất là bóng đá cũng làm theo kiểu đó. Nhưng lạ là bóng chuyền tự cho mình cái quyền tổ chức đại hội nội bộ (bầu xong các vị trí chủ chốt, BCH nhiệm kỳ mới…), sau đó công bố trước dư luận.

o0o

Nếu nhân sự được giới thiệu hội đủ các yếu tố về tâm và tài thì chẳng nói làm gì. Đằng này, việc làm của nhà quản lý VFV lại không thuyết phục được giới làm nghề. Rất ít người trong số 20 ủy viên được chọn đủ tầm về chuyên môn, uy tín cũng như mối quan hệ với bóng chuyền thế giới để có thể chèo lái con thuyền bóng chuyền trong thời kỳ phát triển mới. Nếu không muốn nói, theo cách mà người trong giới đang kháo nhau, thì hầu hết ủy viên đều “dễ tính, hiếm khi dám thể hiện chính kiến trước những sự cố của bóng chuyền”. Thành thử, có hay không có họ trong các cuộc họp của VFV cũng chẳng ảnh hưởng gì, tương tự như số phận của nhiều vị ủy viên bị cô lập ở nhiệm kỳ cũ.

Tương lai bóng chuyền Việt Nam đang được đặt lên vai của Ban chấp hành VFV nhiệm kỳ mới. Hứa hẹn rằng sẽ có nhiều điểm đổi mới, quy tụ được người có tài, có tâm và biết lo cho sự nghiệp chung, khiến dư luận phấn khởi. Tuy nhiên, cái cách mà VFV hành động lại không tạo dựng được niềm tin từ nhiều phía, đặc biệt là đối với chính những đối tượng đang chung tay vì sự nghiệp bóng chuyền nước nhà như những nhà chuyên môn, HLV, VĐV…

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều