Tiêu đề của website

Tương lai bấp bênh

Vì từng xuất hiện rất thường xuyên trong những mùa bóng gần đây, nên việc có thêm đội bóng nữa tuyên bố giải thể trở nên bình thường đối với ngay cả giới làm nghề. Thậm chí, đấy có thể chưa phải là đoạn kết cho cuộc “chảy máu” mà bóng chuyền đang hứng chịu. Sau trường hợp đội nam Quân khu 5 từ bỏ cuộc chơi hồi đầu năm, đến lượt đội nữ Cao su Bình Phước khẳng định xóa phiên hiệu vài ngày trước khi giải vô địch quốc gia 2015 khép lại.


Vì từng xuất hiện rất thường xuyên trong những mùa bóng gần đây, nên việc có thêm đội bóng nữa tuyên bố giải thể trở nên bình thường đối với ngay cả giới làm nghề. Thậm chí, đấy có thể chưa phải là đoạn kết cho cuộc “chảy máu” mà bóng chuyền đang hứng chịu. Sau trường hợp đội nam Quân khu 5 từ bỏ cuộc chơi hồi đầu năm, đến lượt đội nữ Cao su Bình Phước khẳng định xóa phiên hiệu vài ngày trước khi giải vô địch quốc gia 2015 khép lại.

Tới đây, có thể sẽ là nữ Phòng không Không quân, nam Quân đoàn 4, Quân khu 4 hay thậm chí Biên phòng sẽ dừng lại nếu không tự chủ được tài chính theo chủ trương mà ngành TDTT quân đội đưa ra. Bóng chuyền Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thêm những thành viên của mình.

Bóng chuyền Việt Nam đang trong giai đoạn thoái trào.

Trước thực trạng này, phải chăng bóng chuyền Việt Nam đang ở giai đoạn thoái trào? Cũng có thể tạm đánh giá như vậy, dù trên thực tế, theo giải thích từ giới quản lý bóng chuyền, điều này phù hợp với xu thế phát triển mới thiên về chất lượng hơn là số lượng. Sự giải thể hàng loạt đội bóng đã tạo nên một hình ảnh không tốt cho bóng chuyền mà ở đó, người ta thật khó hình dung ra tính bền vững tồn tại như thế nào. Kéo theo đó, rất nhiều VĐV đứng trước nguy cơ thất nghiệp, từ tay đập trẻ cho đến những gương mặt chơi bóng lâu năm nếu như không có đội bóng nào giang rộng vòng tay để chào mời họ về đầu quân.

Vẫn biết các đội bóng giải thể vì nhiều lý do, hoặc do chủ trương của ngành chủ quản (như TDTT quân đội, TDTT dầu khí), hoặc vì công tác xã hội hóa, vận động tài trợ quá yếu, song những người làm công tác huấn luyện bóng chuyền có thâm niên vẫn tỏ ra nuối tiếc và thậm chí là thương cảm cho họ. Dường như giải thể là “phong trào” đang thịnh hành và phương hại đến hình ảnh của bóng chuyền - môn thể thao có lẽ chỉ kém bóng đá về sức hút và số lượng người hâm mộ.

Xây mới khó, xóa bỏ thì dễ quá. Những thương hiệu lớn như Thể Công, Bộ Tư lệnh Thông tin, Bình Điền Long An, TPHCM, Thái Bình, Quân đoàn 4, hoặc có truyền thống như Biên phòng, Quảng Ninh, Giấy Bãi Bằng… được tạo dựng từ tình yêu bóng chuyền và từ trách nhiệm đối với ngành TDTT cũng như xã hội. Ngay cả các đội bóng trưởng thành muộn như Tập đoàn dầu khí quốc gia, Vietsov Petro… cũng từng được ví là một phần không thể thiếu của ngôi nhà bóng chuyền Việt Nam.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều