Tiêu đề của website

Nhìn từ giải bóng chuyền vô địch Quốc gia 2015 - Hình sin của sự phát triển

Trận chung kết nam đã khép lại mùa giải 2015 của bóng chuyền nước nhà. Nhìn tổng thể chung, về chuyên môn, giải năm nay cũng như nhiều năm trước không có sự khác biệt nhiều. Vẫn là đó các cuộc đấu để rồi đội có niềm vui chiến thắng, đội ra về ủ dột do bị rớt hạng. Một điểm khác duy nhất đó là bóng chuyền nam đang có sự dịch chuyển…


Trận chung kết nam đã khép lại mùa giải 2015 của bóng chuyền nước nhà. Nhìn tổng thể chung, về chuyên môn, giải năm nay cũng như nhiều năm trước không có sự khác biệt nhiều. Vẫn là đó các cuộc đấu để rồi đội có niềm vui chiến thắng, đội ra về ủ dột do bị rớt hạng. Một điểm khác duy nhất đó là bóng chuyền nam đang có sự dịch chuyển…

Maseco TPHCM từng bước lấy lại vị thế của mình trên bản đồ bóng chuyền nam Việt Nam. Ảnh: Dũng Phương

Bốn đội bóng nam lọt vào bán kết nam năm nay đều không tới từ miền Bắc. Hai cái tên xuất sắc nhất là Maseco TPHCM và Sanest Khánh Hòa vào tới trận cuối cùng. Gần 15 năm, bóng chuyền của TPHCM mới được góp mặt trong 1 trận chung kết của giải bóng chuyền VĐQG (trước kia là giải đội mạnh toàn quốc). Những sự thăng hoa của các đại diện nổi bật cho bóng chuyền nam miền Bắc như Tràng An Ninh Bình hay Thể Công tại mùa giải năm nay đã không còn. Mọi sự chú ý được dồn vào Maseco TPHCM. Đã có ý kiến cho rằng, rất có thể bóng chuyền nam phía Bắc bước vào giai đoạn trồi sụt. Tuy nhiên, chưa một HLV nào trong nghề tin ở điều ấy. Đây mới chỉ là một năm điển hình mà các đội bóng phía Nam thăng hoa. Thời gian còn rất nhiều về sau.

Không ai có thể quên, Maseco TPHCM từng lọt vào bán kết và đứng hạng 3 năm 2013. Ngay mùa bóng sau đó (2014), đội bóng này suýt xuống hạng khi phải đi “chung kết ngược”. Rồi khoảng 5, 6 năm trước, nam Long An luôn đứng trong tốp đầu thì bây giờ họ thi đấu cũng chỉ một mục tiêu duy nhất là trụ hạng thành công. Bóng chuyền Công an TPHCM cũng lên, xuống hạng thất thường. Vì thế, nói một sự dịch chuyển sẽ mang tính chất tương đối và nó chỉ điển hình tại một mùa giải. Các đội bóng phía Nam có duy trì được sự thống trị lâu dài hay không? Chưa ai dám chắc chắn. Người làm nghề đều biết, đội bóng tạo được sự thăng hoa lâu dài phải kết hợp rất nhiều yếu tố từ chiến lược đầu tư tiền bạc, đào tạo chuyên môn VĐV và cả may mắn trong làm nghề nữa. 

Khác nhau ở mô hình

Dễ dàng nhận thấy, những đội bóng miền Bắc và miền Nam phần nào có sự khác nhau ở mô hình hoạt động quản lý. Đa số các đội phía Bắc thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước và sống nhiều từ “bao cấp” của đơn vị chủ quản. Các đội miền Trung và phía Nam cũng nhiều đội do các Sở VH-TT-DL địa phương quản lý nhưng lại có được nhà tài trợ tốt. Một điển hình trong ấy là Sanest Khánh Hòa.

Đội bóng của HLV Triệu Tử Thiên hàng năm được rót tiền tỷ đầu tư từ mạnh thường quân Công ty Yến sào Sanest. Maseco TPHCM cũng vậy. Sau nhiều năm bóng chuyền nam TPHCM thiếu tài trợ thì bây giờ khấm khá hơn nhờ tiền tỷ đầu tư. Lúc này, đội bóng nào mạnh về tài chính sẽ tồn tại được lâu và có nhiều ý tưởng để phát triển đào tạo các tuyến thay vì mòn mỏi chờ sống qua từng năm.

Theo đại diện LĐBC Việt Nam, mục tiêu gần hướng tới của bóng chuyền Việt Nam là giảm số lượng CLB thi đấu giải VĐQG xuống còn 8 đội.

Trên lý thuyết về chuyên môn, số lượng đội bóng hạng A sẽ nhiều hơn để tranh chấp vé thăng hạng còn ở hạng trên, các đội phải nỗ lực có quân mạnh mới bảo toàn được vị trí. Thực tế, với 12 CLB hiện tại, mô hình thi đấu VĐQG theo 2 vòng nhiều lúc rơi vào tình cảnh khán đài vắng người xem do thời gian tổ chức quá dài và nhiều đội bóng không tên tuổi không hút được khán giả. Từng thời kỳ, mỗi miền có lúc thăng lúc trầm và hoàn toàn không bất ngờ bởi nó đúng theo quy luật hình sin của sự phát triển.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều