Tiêu đề của website

Nếu bóng chuyền Việt Nam có ngoại binh ?

Dừng việc thuê ngoại binh để tạo cơ hội thi đấu cho các VĐV trẻ, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam xem như đã đạt được mục đích đề ra khi Giải bóng chuyền VĐQG trong nhiều năm đã chứng kiến rất nhiều đội bóng trẻ hóa lực lượng mạnh mẽ. Và chính từ điều này mà chúng ta đã phát hiện ra được một số gương mặt triển vọng. Vậy là việc dừng thuê ngoại binh ở Giải VĐQG mang đến nét tích cực trong công tác đào tạo trẻ nhưng lại cản trở việc duy trì khả năng thi đấu của lứa VĐV hiện tại kéo theo đó là một giải đấu một màu kém hấp dẫn.


Dừng việc thuê ngoại binh để tạo cơ hội thi đấu cho các VĐV trẻ, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam xem như đã đạt được mục đích đề ra khi Giải bóng chuyền VĐQG trong nhiều năm đã chứng kiến rất nhiều đội bóng trẻ hóa lực lượng mạnh mẽ. Và chính từ điều này mà chúng ta đã phát hiện ra được một số gương mặt triển vọng. Vậy là việc dừng thuê ngoại binh ở Giải VĐQG mang đến nét tích cực trong công tác đào tạo trẻ nhưng lại cản trở việc duy trì khả năng thi đấu của lứa VĐV hiện tại kéo theo đó là một giải đấu một màu kém hấp dẫn.

Vài ngày nữa, bóng chuyền Việt Nam sẽ có cuộc hội thảo về đường hướng phát triển trong tương lai. Giới chức đang chờ tiếp nhận những ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, HLV, chuyên gia và thậm chí là các VĐV dày dạn kinh nghiệm, trong đó có cả vấn đề sử dụng hay không sử dụng trở lại ngoại binh để tăng tính hấp dẫn cho giải VĐQG, nhập quốc tịch cho VĐV nước ngoài như thế nào là phù hợp… Vậy nếu bóng chuyền Việt Nam có ngoại binh trở lại ở mùa giải 2017 thì sao ? Hãy cùng Volleyball.vn xem xét và đánh giá về vấn đề này.

Sự xuất hiện của ngoại binh cần một sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Ở bất cứ giải đấu thể thao chuyên nghiệp nào trên thế giới không chỉ riêng môn bóng chuyền đều khuyến khích và cho phép ngoại binh thi đấu. Có ngoại binh, giải đấu được nâng cao chất lượng, các VĐV được học hỏi, cọ xát đồng nghĩa các VĐV nội sẽ được nâng cao trình độ, sẽ thu hút được khán giả đến sân nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi ngoại binh đến với giải VĐQG Việt Nam lại có nhiều biến tướng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Đầu tiên, nền bóng chuyền Việt Nam có nhiều đặc thù khác biệt so với thế giới. Nếu như các CLB chuyên nghiệp của thế giới đứng sau là những ông bầu và doanh nghiệp thì ở Việt Nam đứng sau các đội bóng vẫn là các sở, ban, ngành. Có đến 3/4 đội bóng chuyền Việt Nam hoạt động dựa trên ngân sách của địa phương với kinh phí vô cùng hạn hẹp chỉ có từ 1,5 – 3 tỷ/năm. Do đó nếu thuê một ngoại binh chất lượng, đồng nghĩa ngân sách hoạt động, quỹ lương các VĐV nội, quy mô đào tạo trẻ sẽ phải rút bớt. Thậm chí nhiều đội bóng ăn xổi, xóa sổ đào tạo trẻ mà chỉ đến giải thuê mượn vài VĐV ở các đội bóng hạng dưới, đánh xong rồi lại về.

Nếu nhìn theo cách của những người trong giới làm nghề thì bóng chuyền không còn ở thời kỳ hoàng kim như 5-7 năm về trước. Các đội bóng có tiềm lực tài chính như: VTV BĐLA, NHCT, Thông Tin LVPB, Sanest Khánh Hòa, TANB… nếu Liên đoàn mở cửa cho ngoại binh trở lại thì chắc chắn họ sẽ có những ngoại binh giỏi và kể cả những đội bóng nghèo hơn thì cũng có ngoại binh. Nhưng hệ lụy sau vài mùa chạy đua vũ trang thì còn mấy đội bóng nhà nghèo đủ sức để tồn tại.

Nhớ lại thời kỳ bóng chuyền Việt Nam từng cho phép ngoại binh thi đấu, rất nhiều tay “cò” điển hình như ông Trần Văn Thư với danh nghĩa phó ban chuyên môn của Liên đoàn BCVN từng làm khuynh đảo với không biết bao nhiêu thương vụ mua bán, chuyển nhượng. Giá chuyển nhượng ngoại binh ngày càng đội lên cao với chất lượng không tương xứng, mục đích cũng chỉ làm lợi túi tiền cho các tay cò.

Ở các nền bóng chuyền có trình độ cao của châu lục hay thậm chí thấp hơn như Indonesia, Philippines đều được thuê cầu thủ nước ngoài, và họ đã bỏ công của đáng kể ra để thuê những ngôi sao hàng đầu của châu Á, hay kể cả châu Âu. Từ lâu, nó đã trở thành một dòng chảy lành mạnh cho phát triển, không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hút cho giải đấu mà còn tạo nên một môi trường tốt để các cầu thủ trẻ bản địa học hỏi, cọ xát. Trong đó, đội trưởng Đội tuyển Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Hoa chính là một trường hợp thành công nổi bật của người Thái.

Khi mà bóng chuyền Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… từ lâu đã thành công mỹ mãn với giải pháp thuê cầu thủ nước ngoài hay tung quân ra nước ngoài đấu thuê, thì Việt Nam lại nói không với ngoại binh tại giải VĐQG từ năm 2014 sau 10 mùa giải thất bại hoàn toàn. Với bóng chuyền Việt Nam, việc ngưng dùng ngoại binh chỉ là giải pháp mang tính tình thế, do đã nhìn nhận, sử dụng sai nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều