Tiêu đề của website

VĐV nhập tịch

Chủ công Kitsada Somkane sắp trở thành VĐV bóng chuyền thứ hai (sau Supachai) của Thái Lan nhập quốc tịch Việt Nam và thi đấu trong màu áo CLB Tràng An Ninh Bình. Tuyển thủ quốc gia xứ Chùa vàng vừa ra mắt đội bóng mới ở Cúp Hoa Lư 2016 - giải đấu được xem như một dịp để thử nghiệm đội hình trước khi thầy trò HLV Nguyễn Mạnh Hùng bước vào vòng 2 giải Vô địch quốc gia 2016. Kitsada từng khoác áo các CLB Thép Việt TPHCM, Sanest Khánh Hòa, Tập đoàn DKQG… trong giai đoạn bóng chuyền Việt Nam còn cho phép sử dụng ngoại binh ở giải VĐQG.


Chủ công Kitsada Somkane sắp trở thành VĐV bóng chuyền thứ hai (sau Supachai) của Thái Lan nhập quốc tịch Việt Nam và thi đấu trong màu áo CLB Tràng An Ninh Bình. Tuyển thủ quốc gia xứ Chùa vàng vừa ra mắt đội bóng mới ở Cúp Hoa Lư 2016 - giải đấu được xem như một dịp để thử nghiệm đội hình trước khi thầy trò HLV Nguyễn Mạnh Hùng bước vào vòng 2 giải Vô địch quốc gia 2016. Kitsada từng khoác áo các CLB Thép Việt TPHCM, Sanest Khánh Hòa, Tập đoàn DKQG… trong giai đoạn bóng chuyền Việt Nam còn cho phép sử dụng ngoại binh ở giải VĐQG.

Kitsada Somkane sắp trở thành công dân Việt Nam. Ảnh AD Khánh

Cũng như trước kia, khi quyết định nhập quốc tịch cho Supachai (tên Việt là Đinh Hoàng Trai), bóng chuyền Ninh Bình đã gặt gái được những thành công đáng kể, trở thành đội bóng nam số 1 Việt Nam cả về tiềm lực tài chính lẫn lực lượng. Chính đội bóng cố đô Hoa Lư đã góp phần tạo nên bầu không khí cạnh tranh cuồng nhiệt, hấp dẫn ở giải nam.

Sau một giai đoạn chùng xuống, giờ đây CLB Tràng An Ninh Bình lại khiến tất cả phải nhắc đến mình, bằng bản hợp đồng mới đi kèm với tham vọng mới. Chắc chắn, trong cuộc đua về đích ở mùa giải năm nay, những đối thủ của họ như Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng, Thể Công hay Quân đoàn 4 bắt đầu cảm thấy căng thẳng.

Khác với bóng đá, VĐV bóng chuyền nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam thường chỉ thi đấu thời vụ với 2 giai đoạn (vòng 1 vào đầu năm và vòng 2 giải VĐQG diễn ra vào cuối năm) rồi lãnh lương và trở về nước. Hoặc nếu có thêm vài giải đấu giao hữu không trùng với lịch thi đấu tại Thái Lan, những VĐV nhập tịch này mới xuất hiện. Đây là cách, theo miêu tả của giới chuyên môn, giúp CLB Tràng An Ninh Bình luôn có trong tay một “ngoại binh” thực thụ ở giải đấu quốc nội, kể từ khi Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ban bố lệnh cấm sử dụng ngoại binh ở hệ thống giải đấu chính thống của mình. Khả năng giành chiến thắng của đội bóng Ninh Bình vì thế cũng luôn được đánh giá là cao hơn những đối thủ khác.

Trước đây, CLB nữ Bình Điền Long An cũng từng có ý định nhập quốc tịch cho chủ công Anaseni (đảo Fiji), nhưng sau khi cân nhắc thiệt hơn, đặc biệt là tính đến chiến lược tạo cơ hội cho những VĐV trẻ, lãnh đạo CLB dừng lại.

Xây dựng đội bóng trên nền tảng đào tạo trẻ bài bản, căn cơ và dựa vào tiềm năng VĐV bóng chuyền được khai thác ở khắp các vùng miền từ miền Đông Nam bộ cho đến miền Tây Nam bộ là kế sách hay, vì nó vừa giúp ổn định đội bóng vừa có thể coi như nguồn cung cấp VĐV cho bóng chuyền nữ Việt Nam.

Nhập quốc tịch cho VĐV ngoại suy cho cùng cũng chỉ là giải pháp tình thế, giúp đội bóng mạnh lên ở những thời điểm nhất định và tạm giải bài toán khát khao thành tích mà thôi, nhưng tính bền vững về lực lượng thì chưa chắc đã được duy trì. Đấy là chưa kể, cơ hội dành cho những tay đập trẻ đang lên (nếu có) trở nên hẹp hòi và dễ nảy sinh tư tưởng chán nản, buông xuôi.

Vài ngày nữa, bóng chuyền Việt Nam sẽ có cuộc hội thảo về đường hướng phát triển trong tương lai. Giới chức đang chờ tiếp nhận những ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, HLV, chuyên gia và thậm chí là các VĐV dày dạn kinh nghiệm, trong đó có cả vấn đề sử dụng hay không sử dụng trở lại ngoại binh để tăng tính hấp dẫn cho giải VĐQG, nhập quốc tịch cho VĐV nước ngoài như thế nào là phù hợp…

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều