Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam rời đài hội đến tháng 12

Ban đầu, Đại hội liên đoàn bóng chuyền nhiệm kỳ mới dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 9. Nhưng rốt cuộc sự kiện được chờ đợi này liên tục bị trì hoãn, cho dù các vị trí nhân sự chủ chốt như Chủ tịch Lê Văn Thành và Tổng thư ký Lê Trí Trường của nhiệm kỳ mới đã được thống nhất...


Ban đầu, Đại hội liên đoàn bóng chuyền nhiệm kỳ mới dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 9. Nhưng rốt cuộc sự kiện được chờ đợi này liên tục bị trì hoãn, cho dù các vị trí nhân sự chủ chốt như Chủ tịch Lê Văn Thành và Tổng thư ký Lê Trí Trường của nhiệm kỳ mới đã được thống nhất...

Trong trao đổi mới nhất vào ngày 26-10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT đồng thời là Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam - ông Trần Đức Phấn - cho biết: “Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã xin ý kiến của Bộ Nội vụ và sẽ dời thời điểm tổ chức Đại hội liên đoàn nhiệm kỳ mới vào đầu tháng 12 tới. Lẽ ra, thời điểm tổ chức vào cuối tháng 10 này nhưng do các đội bóng đang chuẩn bị thi đấu vòng 2 giải VĐQG 2015 nên lãnh đạo quản lý sẽ khó tham dự Đại hội nếu tổ chức, vì vậy thời điểm tổ chức dời vào đầu tháng 12 khi giải kết thúc xong sẽ phù hợp nhất. Mặc dù, trên cơ bản, văn bản đồng ý từ Bộ Nội vụ chưa được gởi tới liên đoàn nhưng hy vọng thời điểm được đưa ra là phù hợp”.

Bóng chuyền Việt Nam vẫn chưa thể tổ chức đại hội liên đoàn bóng chuyền nhiệm kỳ mới. Ảnh: NHật Anh

Bóng chuyền là môn thể thao có mức độ quan tâm lớn chỉ sau bóng đá. Tuy vậy, việc Đại hội liên đoàn bóng chuyền chưa thể diễn ra là khiến giới làm nghề canh cánh lo ngại rắc rối âm ỉ nảy sinh. Khi các chức danh quản lý cụ thể đã được thông báo thì mọi người chờ đợi người quản lý mới thực hiện như thế nào. Giống nhiều hiệp hội và liên đoàn thể thao các môn thể thao khác, mấu chốt không phải nằm ở nhà quản lý mà điều quan tâm ở cách thực hiện như thế nào.

Nếu nhà quản lý mới vẫn mang tư duy cũ thì khó thể đổi mới sự vận hành và ngược lại. Trên bình diện chung, bóng chuyền là môn được các Sở VH-TT-DL nhiều tỉnh từ Bắc, Trung, Nam đầu tư. Khi có một nhà quản lý mạnh tổng thể (ở đây là Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam và bộ môn bóng chuyền thuộc Tổng cục TDTT) thì đương nhiên sự phát triển sẽ tốt hơn.

Một vấn đề khác mà giới làm nghề quan tâm là trong danh sách ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn BCVN nhiệm kỳ tới đây vẫn tồn tại những ứng viên đề cử kém cả về trình độ học vấn, lẫn văn hóa trên sân thi đấu và cả phía sau khu vực hậu trường. Ngoài ra, nhân sự văn phòng Liên đoàn BCVN hiện nay quá cồng kềnh, đông nhưng lại không có người làm được việc cũng là một vấn đề nhức nhối lâu nay nhưng chưa được giải quyết triệt để.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều