Tiêu đề của website

Thực tế chuyện đi đêm, bắn tỉa, dìm chết VĐV…

Bóng chuyền là môn hiếm hoi có quy chế chuyển nhượng, trong đó có quy định về mức bồi thường cho CLB khi cầu thủ đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể, khi đó, cầu thủ sẽ phải bồi thường bằng mức tổng chi phí đào tạo (45 triệu đồng/năm) x  5 năm x hệ số CLB mà cầu thủ đang thi đấu. Trong đó, CLB dự giải VĐQG được tính hệ số 6. CLB dự giải hạng Nhất và giải trẻ tính hệ số 4. Riêng các tuyển thủ của ĐTQG cộng thêm 30%.  Một tuyển thủ quốc gia ở một CLB mạnh có thể phải đền bù tới 1,9 tỷ đồng.


Bóng chuyền là môn hiếm hoi có quy chế chuyển nhượng, trong đó có quy định về mức bồi thường cho CLB khi cầu thủ đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể, khi đó, cầu thủ sẽ phải bồi thường bằng mức tổng chi phí đào tạo (45 triệu đồng/năm) x  5 năm x hệ số CLB mà cầu thủ đang thi đấu. Trong đó, CLB dự giải VĐQG được tính hệ số 6. CLB dự giải hạng Nhất và giải trẻ tính hệ số 4. Riêng các tuyển thủ của ĐTQG cộng thêm 30%.  Một tuyển thủ quốc gia ở một CLB mạnh có thể phải đền bù tới 1,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên có một thực trạng nhốn nháo, bất cập với đủ các hiện tượng và chiêu trò, đội bóng này đi đêm, bắn tỉa VĐV của đội bóng kia, đơn vị chủ quản sẵn sàng dìm VĐV, tìm đủ mọi cách để gây khó dễ khi họ có nhu cầu chuyển đi nơi khác, cho dù có lý do chính đáng đến đâu… Tất cả đều diễn ra theo kiểu tự thỏa thuận, tùy hứng mà không theo một quy chuẩn nào. Như ví von của chính những người trong cuộc, thay vì đảm bảo tính chuyên nghiệp, lành mạnh, việc chuyển nhượng VĐV của TTVN lại là câu chuyện phổ biến “mạnh ai nấy chạy và thấy lợi cho mình thì làm”. Điển hình như việc xây dựng theo mô hình ăn xổi của đội bóng Vietsov Petro, chính việc chèo kéo VĐV, vung tiền một cách bừa bãi của ông Chu Văn Dầu nhưng không đem lại hiệu quả là nguyên nhân chính khiến đội bóng này giải thể dù được giới làm nghề đánh giá là một trong những đội bóng nhà giàu.

Trong khi Hữu Hà chấp nhận giải nghệ thì Văn Hạnh buộc phải tái ký lại hợp đồng với ĐLGL.

Một điển hình trong việc phép vua thua lệ làng đó chính là trường hợp của đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai. Dù là một đơn vị phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, thế nhưng đội bóng này vẫn bất chấp và tự ý đưa ra những hợp đồng chẳng giống ai. Bởi vậy mới thấy, các cầu thủ một khi đã “lỡ” sa chân vào CLB này như: Văn Hạnh, Thiện Mến, Văn Sang, Hữu Hà, Văn Toại, Mai Hồng Thái… một là vĩnh viễn ở lại (dù đã hết hiệu lực hợp đồng) hoặc chấp nhận treo tay giải nghệ làm công việc khác.

Bởi vậy mới thấy, một câu chuyện rất bi hài vì như bóng chuyền, dù có quy chế chuyển nhượng VĐV hẳn hoi, với đầy đủ các điều khoản, song cũng đang bị việt vị.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều