Tiêu đề của website

Bóng chuyền nữ Nhật Bản và câu chuyện kết hôn

Hôn nhân là chuyện trăm năm nhưng bóng chuyền đối với họ cũng là sự nghiệp cả đời nên các nữ VĐV Nhật Bản phải chấp nhận hy sinh rất nhiều để "vẹn cả đôi đường".


Hôn nhân là chuyện trăm năm nhưng bóng chuyền đối với họ cũng là sự nghiệp cả đời nên các nữ VĐV Nhật Bản phải chấp nhận hy sinh rất nhiều để "vẹn cả đôi đường".

Phụ công Erika Araki của bóng chuyền nữ Nhật Bản trong vai trò làm mẹ.

Ở Việt Nam thường truyền tụng nhau câu nói “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây” để ca ngợi về đức tính hy sinh của người phụ nữ Nhật Bản. Với các cô gái bóng chuyền Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ khi có một đặc điểm chung là họ thường kết hôn rất muộn. Bởi một lẽ sau khi lấy chồng họ phải sinh con và đồng nghĩa họ sẽ phải chấm dứt sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội để trở thành một bà nội trợ đúng nghĩa, chỉ quanh quẩn với việc chăm lo gia đình, chồng con.

Cây chuyền hai Takeshita chuẩn bị làm mẹ ở tuổi 37.

Điển hình như cây chuyền hai huyền thoại của bóng chuyền châu Á cũng như thế giới là Yoshie Takeshita.  Sinh năm 1978 tức là Takeshita năm nay đã ở độ tuổi 37 và cô chỉ chia tay sự nghiệp của mình khi có được tấm HCĐ Olympic năm 2012, cùng năm đó Takeshita cũng chính thức lập gia đình. Một người đồng đội khác của Takeshita là phụ công đội trưởng của tuyển bóng chuyền nữ Nhật Bản Erika Araki cô cũng quyết định lập gia đình và sinh con vào năm 2013 khi ở tuổi 29. Ngoài vài gương mặt kể trên chắc chắn Sano, Saori Kimura… sẽ là những cái tên tiếp tục hy sinh vì sự nghiệp.

Bởi vậy, thế mới biết rằng các VĐV bóng chuyền nữ Nhật Bản để có được những vinh quang cho sự nghiệp thì ngoài việc phải tập luyện vất vả thì đôi khi họ còn phải đánh đổi cả hạnh phúc riêng của bản thân.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều