Tiêu đề của website

Xuất khẩu cầu thủ bóng chuyền

MỘT CÁI NHÌN

Bóng chuyền Việt Nam đã có giá

Hơn mười năm trở lại đây, các giải đỉnh cao của bóng chuyền Việt Nam (BCVN) đã bắt đầu xuất hiện các ngoại binh theo phương thức chuyển nhượng dài hạn hoặc ngắn hạn. Họ tới từ Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Bungari, Myanmar, Sri Lanka và đã để lại nhiều ấn tượng tốt, thậm chí có trường hợp, sự hiện diện của ngoại binh đã trở nên cứu cánh của một vài CLB chưa có thực lực và hệ thống đào tạo trẻ.


MỘT CÁI NHÌN

Bóng chuyền Việt Nam đã có giá

Hơn mười năm trở lại đây, các giải đỉnh cao của bóng chuyền Việt Nam (BCVN) đã bắt đầu xuất hiện các ngoại binh theo phương thức chuyển nhượng dài hạn hoặc ngắn hạn. Họ tới từ Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Bungari, Myanmar, Sri Lanka và đã để lại nhiều ấn tượng tốt, thậm chí có trường hợp, sự hiện diện của ngoại binh đã trở nên cứu cánh của một vài CLB chưa có thực lực và hệ thống đào tạo trẻ. Cách đây 6 năm, sau SEA Games 24 tại Thái Lan, “oanh tạc cơ” Ngô Văn Kiều đã được CLB Samato Group - vô địch Indonesia ký hợp đồng để thi đấu trong nửa năm, bù lại, CLB Samato Group chuyển giao 2 cầu thủ của họ qua thi đấu dưới sắc áo Sanest Khánh Hoà. Đó là cái bắt tay đầu tiên với khu vực của BCVN ở khâu chuyển nhượng, một điều bình thường của làng bóng chuyền chuyên nghiệp. Ngày 2/1/2014, chủ công Đỗ Thị Minh trở thành cầu thủ bóng chuyền nữ thứ hai xuất hiện ở giải bóng chuyền vô địch Thái Lan khi được CLB Idea Khonkaen (đương kim VĐQG) mời sang thi đấu, sau khi đội bóng này có được chữ ký của libero Ngyễn Thị Kim Liên, hiện chơi ở CLB Bình Điền Long An. Tới đây, phụ công xuất sắc Nguyễn Thị Ngọc Hoa cũng sẽ gia nhập làng bóng chuyền nữ Thái Lan và thi đấu trong màu áo của CLB Ayutthaya với mức lương trên 3.000 USD/tháng, chưa kể tiền vé máy bay khứ hồi về Việt Nam sau mỗi tuần thi đấu cũng như tiền thưởng nếu CLB thi đấu tốt.

            Thông tin trên cho thấy trên mặt bằng quốc tế, BCVN đã có giá. Nhưng liệu đây có phải là thứ “bong bóng” mang yếu tố nhất thời như từng có ở vài môn thể thao khác?

            Tại sao lại “xuất” sang Thái Lan?

            Trước tiên cần biết Thái Lan có một đội tuyển (nữ) xếp hạng 12 TG trong nhiều năm qua, đó là kết quả của một quá trình xã hội hoá khá bài bản, trong đó nổi bật vị “kiến trúc sư” Kiatipong với lò bóng chuyền của CLB Chang-linh hồn của đội tuyển Thái Lan. Trong bảng xếp hạng của FIVB, Thái Lan hạng 12, các nước châu Á và Đông Nam Á lần lượt là Nhật (3), Trung Quốc (5), Hàn Quốc (10), Thái Lan (12), Đài Loan (40), Việt Nam (45), Indonesia và Philippines (100), Myanmar (104) trong 113 quốc gia được xếp hạng. Cầu thủ Thái Lan và Việt Nam được xem là có tố chất và tầm vóc tương tự vì thế từ lâu nay, mối quan hệ giữa tổ chức xã hội về thể thao, nhất là bóng chuyền được chăm sóc tốt và hiệu quả về toàn diện của BCVN sau khi chúng ta chứng kiến hàng loạt ngoại binh Thái có chất lượng tới Việt Nam như Patcharee, Piyamas, Onuma, Vilawan, Sisuma…(nữ), Wanchai, Jirayou, Supachai, Kítsada… (nam). Cũng chính từ mối quan hệ tốt đẹp với nền BC Thái Lan, kể cả sự có mặt khá thường xuyên của các HLV người Thái và các chuyến tập huấn thi đấu, những giải quốc tế đã tham gia mà BCVN đã có những tiến bộ đáng kể, từ hạng 101 năm kia nay đã là hạng 45 rất đáng tự hào. Trong khi đó, cần biết là giải bóng chuyền đỉnh cao (nữ) của Thái Lan chỉ có 8 CLB có mặt, nghĩa là ít hơn Việt Nam (12 CLB) và thực tế cho thấy hiện tại, không chỉ chúng ta mà một số nước trên thế giới, nhất là Thổ Nhĩ Kì và Tây Ban Nha, Đức rất chuộng các nữ cầu thủ Thái Lan. Họ đã bỏ tiền thuê hầu hết các cầu thủ giỏi của Thái sang thi đấu, đến nỗi hiện nay ở giải VĐQG Thái Lan thiếu cầu thủ giỏi. Ngay tại SEA Games 27 vừa qua, phải tới gần ngày thi đấu, các cầu thủ xuất sắc của đội tuyển đang khoác áo thi đấu ở châu Âu mới bay về và đổ bộ vào khách sạn ngoại vi Nay Pyi Taw mà người viết đã chứng kiến sự trở về này.

            Tự hào nhưng cần tỉnh táo

            Chưa đến nỗi trở thành hiện tượng “xuất siêu” cầu thủ song BCVN đã được bè bạn vì nể và đánh giá đúng chất lượng và sự phát triển. Bất kì cầu thủ nào, nếu được xuất ngoại thi đấu đều xem đó là một cơ hội tốt để học tập thêm về chuyên môn, đặc biệt là về tính chuyên nghiệp của đời cầu thủ. Và những người này, khi trở về sẽ đem những điều ấy vận dụng một cách sáng tạo cho CLB mình và cho đội tuyển quốc gia nếu được triệu tập. Được biết, ở CLB Idea Khonkaen hiện đang thiếu một chủ công và một libero nên họ đã đánh tiếng mời Đỗ Thị Minh và Nguyễn Thị Kim Liên, còn CLB Ayutthaya hiện đang khát một phụ công có kinh nghiệm nên họ muốn có chữ ký của Ngọc Hoa. Tôi còn nhớ khi gặp lại danh thủ Rudi tại SEA Games 25, anh cho biết tại CLB Samato Group khi ấy đang rất thiếu một tay đánh từ sau vạch 3m ở tầm cao và lại dư thừa các mũi đánh trung bình nên không ai khác là họ phải mời Ngô Văn Kiều.

            Từ năm ngoái, giải bóng chuyền hạng đội mạnh toàn quốc đã không còn ngoại binh và đó là sự lựa chọn khôn ngoan của Liên đoàn BCVN nhằm tạo điều kiện tốt cho những cầu thủ trẻ phát huy sức mạnh, bên cạnh đó góp phần hạn chế căn bệnh thành tích. Điều này là tích cực và đã xuất hiện một số gương mặt trẻ đáng hy vọng. Đáng tự hào song điều đó không đồng nhất với cách tuyệt đối hoá việc xuất nhập khẩu cầu thủ, những cầu thủ Việt được bạn để ý rất cần tích cực học tập cái hay cái tốt, biết giữ hình ảnh của Tổ quốc mình và sẵn sàng trở về làm nhiệm vụ khi cần thiết. Chỉ có như thế, việc xuất khẩu cầu thủ mới trở nên tác nhân tích cực cho sự phát triển của BCVN.

                                                                                                             Ama Lâm (Theo Tin Tức)


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều