Tiêu đề của website

Bóng chuyền nữ Việt Nam: HLV nội hay ngoại

Sau SEA Games 29 diễn ra ở Malaysia, sự thất bại của 2 môn trọng điểm là bóng đá nam và bóng chuyền (nam, nữ) đã khiến dư luận băn khoăn về chuyện chọn HLV nội hay ngoại để tiếp tục cuộc hành trình. Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra giữa bối cảnh này…


Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hứng chịu thất bại liên tiếp. Ảnh: SMMTV

Người viết chỉ mạn phép nêu lên đôi chút so sánh về hành động và trách nhiệm sau thất bại tại SEA Games 29 của một bên là HLV NỘI và bên kia là HLV NGOẠI.

HLV Nguyễn Hữu Thắng ở đội tuyển U22 Việt Nam sau kết quả không như ý, đã rất  dũng cảm chịu hoàn toàn trách nhiệm và xin  từ chức. HLV này không nhiều lời giải thích hay đổ lỗi, măc dù hứng chịu bao nhiêu áp lực từ nhiều phía về thành tích phải giành HCV.

Ngược lại ông HLV ngoại ở đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dù đã có trong tay những VĐV tốt nhất hiện nay, đồng thời sở hữu những diều kiện tốt nhất có thể, thậm chí ngay cả chuyện đang huấn luyện mà tự động bỏ về nước không một lý do giải thích vẫn được ông Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) mở rộng vòng tay “rước” trở lại, chỉ yêu cầu bảo vệ cho được tấm HCB mà trước đây các HLV nội luôn giành được trong suố 16 năm nỗ lực và cố gắng.

Điều đáng buồn là vị chuyên gia này chỉ giúp bóng chuyền nữ vớt vát tấm HCĐ, sau khi có màn trình diễn khá tệ ở SEA Games 29. Chưa hết, ở vòng loại khu vực châu Á của giải Vô địch thế giới 2018 đang diễn ra tại Thái Lan, HLV người Nhật Bản còn hùng hồn tuyên bố sẽ giành suất tham dự vòng chung kết thế giới bằng đội hình trẻ khác SEA Games 29 (nhưng thực chất chẳng có VĐV nào mới cả).

Điều đáng nói là tại bảng B này có sự tham dự của đội tuyển chủ nhà Thái Lan và Hàn Quốc rất mạnh, chưa kể sự có mặt của đội CHDCND Triều Tiên, nhưng dù vẫn mang theo 2 VĐV kỳ cựu Kim Huệ và Ngọc Hoa, nhưng ông chuyên gia Nhật Bản lại không sử dụng, trong lúc ngay cả Thái Lan thi đấu trên sân nhà vẫn phải gọi lại những VĐV kỳ cựu của họ như Pleumjit, Onuma, Wilavan… Khi được đưa vào sân, bằng chứng là phụ công Kim Huệ đã phát huy rất tốt khả năng ghi điểm và bám chắn của mình, đặc biệt là ở 2 trận đấu với Triều Tiên và Hàn Quốc.

Vấn đề là nhiều người thắc mắc không biết ông HLV người Nhật Bản này có hiểu gì về bóng chuyền Việt Nam hay không, hay vì đã nghỉ lâu quá rồi nay tự nhiên được mời làm việc nên cứ làm, bất chấp kết quả có ra sao đi nữa, nhất là khi đã có người chống lưng ở phía sau?

Chỉ tội nghiệp người hâm mộ bóng chuyền Việt Nam cũng như chính các VĐV  cứ mãi đau đáu giấc mơ giành HCV ở đấu trường SEA Games và tìm được 1 suất dự tranh vòng chung kết giải bóng chuyền Vô địch thế giới. Trong giới huấn luyện, có người đã nói thẳng rằng “trông ông HLV này cứ sao sao ấy, rất ngờ nghệch về chuyên môn”…


Tác giả:THIÊN HOÀNGNguồn: SGGP
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều