Tiêu đề của website

Ra mắt CLB Hóa chất Đức Giang Hà Nội: Hướng đi đáng khích lệ

Ngay từ những năm 1980, khi các hoạt động TDTT nữ ở Việt Nam chưa phổ biến, Hà Nội đã đầu tư một đội bóng chuyền nữ năng khiếu với lứa tuổi 13-15 và gửi đi Trung Quốc tập huấn. Đó chính là tiền thân của đội Bưu điện Hà Nội với Thu Dậu, Phạm Thị Rệt, Thanh Hoa, Đặng Hồng, Lương Thị Thanh… khuynh đảo với nhiều năm liền VĐQG.


Hóa chất Đức Giang Hà Nội với dàn VĐV có chiều cao nổi bật.

Năm 2009, khi hoạt động kinh doanh của Bưu điện Hà Nội lâm vào cảnh khó khăn, đội bóng chuyền nữ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp và họ được trả về cho ngành TDTT thành phố. Sau 5-6 năm ngụp lặn dưới hạng A1, phải đến năm 2016 việc tìm kiếm đối tác của Sở TDTT Hà Nội nhận được tín hiệu phản hồi tích cực từ Công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang và sau quá trình thương thảo, đội bóng được chính thức mang phiên hiệu mới. Tiếp nhận sự đầu tư căn cơ và toàn diện từ đơn vị chủ quản, đội Hóa chất Đức Giang Hà Nội nhanh chóng “hồi sinh” để trở lại cuộc đua của giải VĐQG.

Không muốn chung đụng cơ sở vật chất với Trung tâm HLTT cấp cao Hà Nội, ông Đào Hữu Huyền chủ tịch CLB quyết định tu bổ, cải tạo NTĐ Gia Lâm với 2500 chỗ ngồi là nơi đóng quân của cả 3 tuyến nhằm tập trung nguồn lực một cách triệt để.

Với bóng chuyền Việt Nam chuyện một đội bóng trong vòng 2-3 năm đã phải thay đổi phiên hiệu đến 4-5 lần chẳng phải hiếm. Chuyện thành lập rồi giải thể, hay các nhà tài trợ đến rồi đi, đã đẩy không ít đội bóng vào tình cảnh “dở khóc, dở cười” khi buộc phải quay về với ngành TDTT chủ quản, tương lai bấp bênh… nhưng với sự đầu tư và tâm huyết của ông Đào Hữu Huyền đang cho thấy sự quyết tâm xây dựng một cách căn cơ để Hóa chất Đức Giang sớm trở thành một thế lực thực sự.

Ông Đào Hữu Huyền tỏ ra quyết tâm xây dựng Hóa chất Đức Giang Hà Nội trở thành một thế lực thực sự.

Lối ra cho các VĐV

Với các VĐV năng khiếu ngoài việc được đảm bảo về chế độ đãi ngộ, chuyên môn… còn được công ty chủ quản ký biên bản cam kết đảm bảo chế độ ăn học hết lớp 12, nuôi ăn học đại học và đảm bảo đầu ra nếu không đủ điều kiện để trở thành một VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp.

Với các VĐV thi đấu, cống hiến nhiều năm ngoài được hưởng chế độ lương cao, còn được cấp nhà, tạo công ăn, việc làm… đảm bảo đầu ra sau khi giải nghệ.


Tác giả:ANH ĐỨCNguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều