Tiêu đề của website

Chuyện ngày Valentine của bóng chuyền Việt Nam: Sau ánh hào quang...

Với một nền thể thao nhiều đặc thù như Việt Nam, một VĐV để gắn bó lâu dài và vươn tới thành công phải có một điểm tựa vững chắc phía sau. Đó có thể là không chỉ là  một người phụ nữ mà lại là... một người đàn ông, hay sự hội tụ đỉnh cao của sự phân thân vừa là “tiền tuyến” vừa là “hậu phương” - một nét đẹp riêng của  Thể thao Việt.


Với một nền thể thao nhiều đặc thù như Việt Nam, một VĐV để gắn bó lâu dài và vươn tới thành công phải có một điểm tựa vững chắc phía sau. Đó có thể là không chỉ là  một người phụ nữ mà lại là... một người đàn ông, hay sự hội tụ đỉnh cao của sự phân thân vừa là “tiền tuyến” vừa là “hậu phương” - một nét đẹp riêng của  Thể thao Việt.

Nói đến các cặp bóng chuyền nên duyên vợ chồng đầu tiên phải kể đến cặp cựu VĐV Nguyễn Đăng Khúc và Hoàng Thị Liên là hai thân sinh phụ mẫu của cựu chuyền hai nổi tiếng một thời Nguyễn Tuấn Kiệt, kế đến là ông Lê Thanh Sơn và bà Phạm Thị Dệt là cha mẹ của chủ công Lê Bình Giang. Ngoài ra, các cặp bóng chuyền khác phải kể đến Bùi Thị Huệ - Trần Văn Giáp, Nguyễn Thị Ngọc Hoa – Lê Thái Bình, Đinh Thị Diệu Châu – Phan Văn Định, Ngô Văn Kiều - Trương Thị Phương Anh, Đặng Long Kiếm – Nguyễn Tuyết Minh, Bùi Thiện Mến – Nguyễn Thu Nhiên, Hoàng Văn Phương - Trần Thị Thảo… Dù là những “chân dài” song các người đẹp bóng chuyền lại không gắn với đại gia mà chỉ luôn có xu hướng yêu và cưới và dân cùng nghề. Bởi ngoài xuất phát điểm từ môi trường mang tính đặc thù, còn có sự phù hợp về nhiều mặt, nhất là sự thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau. Đó chính là những điều kiện cần để cho ra các “cặp đôi hoàn hảo” mà sự nghiệp và cuộc sống song hành.

Hạnh phúc giản đơn của chủ công Bùi Thị Huệ.

Thấu hiểu được sự khó khăn và vất vả, các cặp đôi này là vừa làm “tiến tuyến” vừa làm “hậu phương” mà không có bất cứ phân biệt hay lấn cấn gì.  Họ hỗ trợ nhau tối đa phát triển nghiệp đấu, và chia sẻ hết sức với việc nhà. Bởi ngoài việc sắp xếp thời gian tập luyện của cả hai, họ còn phải cân đối từng ngày để kết thúc mỗi buổi tập tranh thủ về nhà. Người đi chợ, người lo nấu cơm, đưa đón, tắm rửa, dạy con học. Thậm chí, như cây chuyền hai Hà Thị Hoa và chồng cô Tạ Đức Hiếu hiện đang HLV phó đội bóng NHCT, cũng quyết định đưa con gái về ở cùng đội, một mặt để Hoa yên tâm tập luyện không phải giải nghệ sớm, mặt khác cả hai vợ chồng  có điều kiện chăm sóc con.

Ngay cả phụ công Phạm Kim Huệ, dù ở tuổi 33 vẫn được coi là phụ công xuất sắc nhất của BCVN, gắn với hàng loạt chiến tích khủng cả trong nước cũng như khu vực. Nhiều lần tâm sự với báo chí về chuyện gia đình, Huệ đều khẳng định có được ngày hôm nay, ngoài ý chí, khả năng, nỗ lực của bản thân, còn thì... công của chồng và cả mẹ chồng cũng hết lòng ủng hộ.

Thành công của Ngọc Hoa cũng đến từ sự ủng hộ thầm lặng của người chồng.

Như vợ chồng Lê Thái Bình – Nguyễn Thị Ngọc Hoa, về nghiệp bóng, chàng ít vang danh hơn nàng, song chưa bao giờ điều đó khiến cả hai người trong cuộc lăn tăn. Và thực tế với tình cảm chân thành và mộc mạc cùng chuyên môn của thế hệ đi trước, Bình hỗ trợ đắc lực cho Hoa phát triển tài năng, yên tâm dốc hết tâm sức cho thảm đấu. Chính nhờ sự ủng hộ từ hậu phương vững chắc mà đội trưởng ĐTQG bóng chuyền nữ Ngọc Hoa đang rực sáng trên đất Thái.  Đáng nói hơn chơi ngày càng hay, và trải khắp từ ĐTQG, CLB Long An đến đội bóng Thái với một năng lượng dồi dào. Dường như phụ công hay nhất ĐNÁ đang có một động lực và sự vững tâm tuyệt đối từ người chồng ở nhà. 

Thực tế, mội người đồng đội của Hoa - cựu chủ công ĐTQG Đinh Thị Diệu Châu vẫn đang có thể tung hoành trên sàn đấu, khi mà mọi việc ở nhà, nhất là chăm hai đứa con song sinh được ông xã lo lắng chu tất. Anh Định, chồng Châu cũng là một cầu thủ của Long An giải nghệ sớm để ưu tiên cho vợ.

Có thể  điểm ra cả trăm trường hợp nữ VĐV Việt Nam đã và đang thi đấu, chinh chiến cho nghiệp bóng chuyền đến ngoài 30, thậm chí 40 tuổi điển hình như Hà Thu Dậu, Thảo Nguyên…chính là nhờ có những ông chồng ở nhà. 

Góc khuất của các người đẹp

Làng bóng chuyền Việt, không phải ai cũng có được tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn, có chỗ dựa lâu dài phía sau cho sự nghiệp và cuộc sống. Và như một định mệnh, nỗi niềm dang dở đó lại thường rơi vào những ngôi sao – người đẹp, theo những cách thức và để lại những hệ lụy khác nhau.

Cựu VĐV Hương “Mường” – gương mặt xinh đẹp một thời của bóng chuyền nữ Thông Tin cũng như bóng chuyền Việt Nam. Phụ công với lối đánh khôn khéo sử dụng ba chiều xoay cổ tay, từng làm chao đảo không biết bao nhiêu hàng chắn. Ấy vậy, cuộc sống tự do, sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, khiến giờ đây nhiều người gặp lại đã không còn nhận ra được gương mặt xinh đẹp của bóng chuyền ngày nào.

Trong khi các bạn bè cùng trang lứa đã có gia đình yên ấm, thì ở tuổi 30, nữ chủ công Phạm Thị Yến lại bị xếp vào diện “sao số” khi cô khá vất vả trên đường tình duyên...

 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều