Tiêu đề của website

Bóng chuyền nữ Thái Lan: Những chiến binh huyền thoại

Hai lần để vuột khỏi tầm tay tấm vé tham dự Olympic gần ngay trước mắt, 4 năm trước và 4 năm sau các cô gái Thái Lan đều ngã ngụy vì đau đớn trước cánh cửa tới thiên đường.


Hai lần để vuột khỏi tầm tay tấm vé tham dự Olympic gần ngay trước mắt, 4 năm trước và 4 năm sau các cô gái Thái Lan đều ngã ngụy vì đau đớn trước cánh cửa tới thiên đường.

6 cô gái huyền thoại với hơn một thập kỷ đồng hành cùng bóng chuyền Thái Lan.

Cách đây 20 năm, Thái Lan đã vạch một con đường tiếp cận trình độ cao bằng cách chấp nhận thua tan tác trước các cường quốc bóng chuyền nữ như Cuba, Nhật, Hàn Quốc, Ý, Mỹ... để các tuyển thủ của họ quen với cách phòng thủ “lì đòn” trước những đối thủ đánh trên tay chắn của họ, khuyến khích cầu thủ phát triển nhanh cái mới trước các đội mạnh hơn. Chẳng hạn bóng chuyền nữ Thái Lan học tập rất tốt chiến thuật tấn công ngay từ quả nhảy đập phát bóng, hay họ biết rút tỉa từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc chọn lọc và chuyên môn hóa từng vị trí tấn công để thoát khỏi hàng chắn bóng cao lêu nghêu của đối phương. HLV của Thái cách đây 20 năm có thể không bằng HLV Việt Nam nhưng họ làm việc rất thầm lặng, khoa học và cần mẫn. Họ đặt máy quay phim, ghi lại tất cả hoạt động tập luyện, khởi động trước trận đấu của các đội khách. Chưa hết, HLV Thái Lan buộc VĐV nhà phải xem đội khách thi đấu, sau đó yêu cầu VĐV đánh giá những mặt mạnh và yếu của đội khách. Cách làm này giúp cả thầy và trò đều nhập tâm, cùng nghiên cứu để học hỏi và tiến bộ. Điều này chứng minh thể thao hiện đại không phải chỉ tập luyện gian khổ trên sân là đủ, mà còn phải biết cách kết hợp các phương tiện hiện đại để bổ trợ kiến thức chuyên môn còn hạn chế.

Sau một thời gian dài chịu sự khuất phục và thậm chí là thua tán tác trước Nhật Bản và Trung Quốc thì năm 2009, Thái Lan đã vùng lên bằng chức vô địch Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á diễn ra tại NTĐ Quần Ngựa, Việt Nam. Pleumjit và các đồng đội đã trở thành cái gai trong mắt của nhiều đàn chị lớn ở châu lục trong đó có người Nhật. Nhiều giải đấu sau đó, những cô gái huyền thoại của bóng chuyền xứ chùa Vàng liên tiếp tạo nên những điều bất ngờ và đỉnh điểm là việc hạ người Nhật để tiếp tục đăng quang chức vô địch châu Á vào năm 2013, hay gần nhất là việc Bangkok Glass hạ Hisamitsu Springs tại Giải bóng chuyền Vô địch Các CLB nữ châu Á 2015.

Để có được một đội hình trong mơ với nhiều cái tên như Pleumjit, Wilavan, Nootsara, Wanna, Onuma… hay trước đó là Patcharee, Narumon, Piyamas… họ đã trải qua nhiều năm trời phải xa nhà với những chuyến tập huấn tại Trung Quốc hay Nhật Bản. Chính khoảng thời gian nhiều năm ròng sống và nương tựa vào nhau đã giúp các cô gái Thái không chỉ có tình đồng đội mà ở họ còn có tình người thân. Chính thứ tình cảm vô hình biến những cô gái xuất phát với gia cảnh nghèo khó xích lại gần nhau, đoàn kết để tạo nên một đội tuyển Thái Lan hùng mạnh.

Hơn 10 năm các cô gái Thái Lan thống trị bóng chuyền Đông Nam Á cũng trong ngần ấy năm họ từng bước, từng bước vươn tầm châu lục và thế giới. Nootsara và đồng đội từng bước ghi dấu ấn tại châu Âu, World Grand Prix… Vòng loại Olympic 2016, cũng có thể là giải đấu sắp chia tay của những tượng đài, của bộ 6 huyền thoại, của những người viết lên lịch sử bóng chuyền Thái Lan. Libero Wanna đã ở tuổi 35, Pleumjit 33, Wilava 32, Nootsara 31, Onuma 30, Malika 29… Tuổi tác chỉ là những con số, nhưng 4 năm tiếp theo sẽ là một khoảng cách dài.

 

Dù không thể ghi tên mình đến Olympic Rio 2016 nhưng với những gì đã thể hiện, các cô gái Thái Lan mới đây đã được thưởng nóng 2 triệu Bath. Cùng với đó là việc bất bình với cách xử lý của FIVB khi đổ lỗi hoàn toàn cho Thái Lan trong trận đấu gặp Nhật Bản, đồng nghĩa với việc bị tước đi tấm vé tham dự Olympic, vì tự ái dân tộc, ông Shanrit Wongprasert tuyên bố rời bỏ công việc ở Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB).

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều