Tiêu đề của website

CHỦ CÔNG NGÔ VĂN KIỀU: ”OANH TẠC CƠ” SỐ 1

SEA Games 24 bùng nổ

Đại hội thể thao Đông Nam Á do Thái Lan đăng cai năm 2007, HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã quyết định tung một gương mặt hoàn toàn lạ lẫm với làng bóng chuyền khu vực mang tên Ngô Văn Kiều vào sân.


SEA Games 24 bùng nổ

Đại hội thể thao Đông Nam Á do Thái Lan đăng cai năm 2007, HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã quyết định tung một gương mặt hoàn toàn lạ lẫm với làng bóng chuyền khu vực mang tên Ngô Văn Kiều vào sân.

Khi đó, Kiều đã rực sáng ở cuộc đối đầu với đội ĐKVĐ, cũng là chủ nhà, với một màn độc diễn, khiến các “hảo thủ” Thái Lan hoàn toàn tê liệt, trước sự sững sờ đến kinh ngạc của 3.000 khán giả nhà đến chật NTĐ. Trong chiến thắng 3-0 hoành tráng này, một mình Kiều đã đóng góp tới 31 điểm (tỷ lệ cao vào loại hàng đầu thế giới một cầu thủ bóng chuyền ghi được, trên số hiệp đấu). Đáng nể hơn khi 17 điểm có được từ những pha dứt điểm sau vạch 3 mét. Cả trận, dù đối thủ tập trung “quây”, nhưng chủ công Việt Nam cũng chỉ bị chắn mất có vài lần, còn lại cứ “nhảy lên” và “ra tay” là có điểm.

Bước vào trận chung kết, trước một Indonesia mạnh đều, lại quá kinh nghiệm, nên dù vẫn chơi hay nhất đội với 17 điểm nhưng Kiều không thể tiếp tục giúp Việt Nam đăng quang. Dầu vậy, dấu ấn - hiện tượng lạ của Kiều với bóng chuyền khu vực mạnh mẽ đến nỗi, sau trận đấu, website của BTC cũng như các tờ báo đều đưa tin theo kiểu “Ngô Văn Kiều và các đồng đội của anh đã thất bại ở chung kết”, chẳng khác gì Ronaldo của Brazil tại France 1998.

Ngay sau đó, các tên tuổi lẫy lừng của BCVN trước đây, như Đào Hữu Uyển, Trần Minh Khang, Lê Hồng Hảo đều thừa nhận Kiều hay hơn mình. Vốn quý hiếm nhất của anh chính là sức bật cao lên tới 3m58, thuộc loại “đỉnh” nhất khu vực. Điểm tựa này, gắn với một thể lực và tinh thần sung mãn đã giúp anh trở thành một mẫu chủ công hiện đại: chơi đơn giản, chuyên sâu mà cực kỳ hiệu quả, với sở trường là những cú đập “trời giáng” vượt tay chắn sau vạch 3 mét.

Một pha tấn công của Ngô Văn Kiều

Văn Kiều quả là một “viên ngọc” cực quý hiếm của BCVN. Anh đã có bước phát triển mang tính “đột biến”. Từ năm 2001 khi 17 tuổi, anh mới bắt đầu tập bóng chuyền tại tuyến năng khiếu, rồi 6 năm phải chơi dưới hạng A1 cùng đội Khánh Hòa, lên ĐTQG vẫn còn thiếu đủ thứ kỹ năng cơ bản. Vậy mà, chỉ sau chưa đầy 1 năm, anh đã “đốt cháy giai đoạn” lên đỉnh cao khu vực, nhờ tố chất đặc biệt cùng sự khổ luyện, dưới sự kèm cặp của hai chuyên gia Huỳnh Thúc Phong (CLB Khánh Hòa) và Nguyễn Mạnh Hùng (ĐTVN).

VĐV đầu tiên xuất ngoại thi đấu 

Quá “mê mẩn” tuyển thủ Việt Nam, ngay tại SEA Games 24, nhiều lãnh đạo, HLV các đội bóng trong khu vực đã đánh tiếng muốn mời Ngô Văn Kiều sang khoác áo. Nhanh chân nhất, CLB số 1Indonesia là Samator Group đã liên hệ với LĐBCVN và Khánh Hòa để có được tay đập hay nhất khu vực này, đồng thời cam kết hợp tác toàn diện với CLB Sanest Khánh Hòa.

Trước Kiều, cũng đã có vài VĐV xuất ngoại (như Lê Huỳnh Đức của môn bóng đá). Tuy nhiên, chuyến xuất ngoại của anh được ngành thể thao coi là đầu tiên, bởi nó thực sự mang tính chuyên môn, có thi đấu thực tế.

Với mức lương 2.000 USD/tháng, từ cuối tháng 4/2008, Kiều đã sang thi đấu đợt 1 cho CLB mới, và lập tức khẳng định được giá trị của mình. Kể từ đó, cứ đều đặn hàng năm, chủ công quê HàNam đều đặn 2 lần sang Indonesia du đấu.

Chức VĐQG cùng kỷ lục trên điểm

Ngoài cú “đại phá” tại SEA Games 25, thì giải VĐQG 2008 chính là cuộc đấu mà Văn Kiều đã chói sáng nhất để tạo ra những kỳ tích mà chưa một cầu thủ Việt Nam nào làm nổi. Đội bóng Sanest Khánh Hòa vừa mới thăng hạng, lực lượng còn xộc xệch và thiếu kinh nghiệm, song nhờ Kiều mà đã có tất cả ngay ở mùa thăng hạng đầu tiên.

“Oanh tạc cơ” này đã chơi hay, ở mức vượt xa phần còn lại ở mọi trận đấu trong suốt giải, để “gánh” Sanest Khánh Hòa làm nên một hành trình 12 trận toàn thắng (10 vòng bảng, 1 bán kết, 1 chung kết), kể cả trước “đại gia” Thể Công lúc đó đang ở đỉnh cao nhất để lên ngôi vô địch quá ngoạn mục.

Kiều đã duy trì được hiệu suất ghi điểm cao đến khó tin, mà như ví von của người hâm mộ, thì hễ cứ “nhảy lên là ra điểm”. Tính ra, anh đã đóng góp cho các nhà quán quân đất Khánh Hòa tới trên 200 điểm/14 trận, trung bình  khoảng 16-17 điểm/trận - một tỷ lệ giới chuyên môn thừa nhận là “vô tiền khoáng hậu”. 

Có thể nói, trong lịch sử các giải VĐQG bóng chuyền ở nước ta, lâu nay cũng chưa có ai ghi được nhiều điểm và đạt hiệu suất cao như Kiều. Hy vọng anh sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều