Tiêu đề của website

Muốn tiến bộ, phải có... tiền

Trong dịp diễn ra Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế 2010 tại TP.Vũng Tàu, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Trần Đức Phấn - Tổng Thư ký LĐBCVN quanh chuyện bóng chuyền bãi biển và qua ông mới vỡ lẽ ra nhiều điều rằng vì sao VN có thuận lợi về bờ biển, mà bóng chuyền bãi biển vẫn không tận dụng được để phát triển. Quả vô lý.

Trong dịp diễn ra Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế 2010 tại TP.Vũng Tàu, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Trần Đức Phấn - Tổng Thư ký LĐBCVN quanh chuyện bóng chuyền bãi biển và qua ông mới vỡ lẽ ra nhiều điều rằng vì sao VN có thuận lợi về bờ biển, mà bóng chuyền bãi biển vẫn không tận dụng được để phát triển. Quả vô lý.
Mở đầu cuộc trò chuyện, ông Phấn khẳng định: - Bóng chuyền nói chung, muốn phát triển phải có điều kiện đầu tiên là nguồn kinh phí ổn định. Tôi từng đi khảo sát ở một số nước trong khu vực thì thấy ở họ, môn bóng chuyền bãi biển phát triển vì có sự đầu tư thoả đáng, còn chúng ta vẫn cảnh ăn đong. Ngay khu tổ chức thi đấu Hải Cẩu của Trung Quốc thì quả thật chúng ta thèm cũng khó có. Để tổ chức một giải quốc tế thì ít nhất cũng phải có 10 tỉ đồng và như vậy thì khi mời, họ mới sang, chứ kinh phí và mức tiền thưởng như hiện nay thì có mời đội mạnh của các nước cũng không sang, đó là thực tế. Còn ở ta, vẫn quanh quẩn chuyện lấy cầu thủ trong nhà ra chơi bãi biển? - Đó là chuyện cách đây 5 năm. Nên nhớ, bóng chuyền trong nhà và bãi biển khác nhau hoàn toàn, nên các VĐV trong nhà khi ra bãi biển thi đấu thì bỡ ngỡ về kỹ - chiến thuật, nên không thể chơi tốt cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, với chế độ đãi ngộ như hiện nay cộng với tập quán của người Á Đông, nữ phải mặc bikini khi thi đấu và suốt ngày chịu cảnh nắng, gió thì thật là khó để các VĐV nữ chấp nhận môn bóng chuyền bãi biển khắc nghiệt vô cùng. 4 năm nay, chúng ta có đầu tư cho bóng chuyền bãi biển và lứa Yến, Mãi, Loan... chính là những cầu thủ được đào tạo bài bản và hiện phát triển chuyên môn rất đáng lạc quan. Vậy phong trào bóng chuyền hiện nay thế nào, thưa ông? - Chúng ta có đầu tư, có phong trào, nhưng mới chỉ TPHCM, Hải Phòng hay Khánh Hòa là có sự đầu tư cho bóng chuyền bãi biển đúng nghĩa. Số còn lại vẫn coi môn này là trò chơi vận động, thậm chí khi đầu tư còn ra điều kiện cho VĐV khi tham dự giải là phải có huy chương, nếu không dẹp. Điều này làm các VĐV ức chế tâm lý. Đây cũng là một dạng chạy theo thành tích cần phải xem lại. Ông mới nói là thiếu kinh phí, nhưng được biết, bóng chuyền cũng chạy được nhà tài trợ cơ mà. - Đúng, chúng tôi có chạy được nhà tài trợ, đó là Cty dầu khí VN, nhưng số tiền cũng không nhiều (1 tỉ đồng) và chỉ ký hằng năm. Số tiền này thấm tháp gì khi muốn đầu tư cho cả bóng chuyền trong nhà lẫn bãi biển. Chính vì vậy khi tổ chức giải, Nhà nước vẫn phải chi viện kinh phí chứ LĐBCVN không thể cáng đáng nổi. Được biết, LĐBCVN dự kiến tới năm 2016 nhận đăng cai một giải tầm châu lục và cả hơn thế? - Đúng vậy, nhưng nói gì thì nói cũng phải có tiền, chứ như hiện nay thì không dám đăng cai. Chúng ta có lợi thế bờ biển, nhưng chưa có một địa điểm tổ chức thi đấu đúng nghĩa, nên kế hoạch, dự kiến vẫn còn trên giấy thôi. Chính vì không có nhiều tiền, nên khi làm giải quốc tế, các nước rất ngại sang vì sợ lỗ. Bản thân VĐV bóng chuyền bãi biển quốc tế cũng như ở môn quần vợt hay cầu lông thường nhìn vào quỹ tiền thưởng, đó là một thực tế. Đây cũng là một thiệt thòi cho các VĐV Việt Nam mất cơ hội được học hỏi, cọ xát nhằm nâng cao chuyên môn trước các đối thủ có trình độ hơn mình. Tôi xin nói lại, chẳng riêng gì bóng chuyền cả trong nhà lẫn bãi biển mà môn nào cũng vậy: Phải có tiền. - Xin cảm ơn ông.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều