Tiêu đề của website

Vụ CLB Tràng An Ninh Bình kiện cầu thủ Nguyễn Văn Hạnh: Vẫn chưa thể ngã ngũ

Làng bóng chuyền Việt đang xôn xao vụ kiện tụng, tranh chấp giữa đơn vị Ninh Bình và VĐV Nguyễn Văn Hạnh. Đến sáng qua 14-10, cả hai phía đã kéo nhau ra tòa phúc thẩm, nhưng vụ việc xem ra vẫn chưa yên. Đây có lẽ là một trong những vụ kiện hiếm hoi trong giới thể thao Việt Nam, bởi lâu nay, người ta mới dừng ở mức “dọa nhau” chứ ít thấy thực hiện...

Làng bóng chuyền Việt đang xôn xao vụ kiện tụng, tranh chấp giữa đơn vị Ninh Bình và VĐV Nguyễn Văn Hạnh. Đến sáng qua 14-10, cả hai phía đã kéo nhau ra tòa phúc thẩm, nhưng vụ việc xem ra vẫn chưa yên. Đây có lẽ là một trong những vụ kiện hiếm hoi trong giới thể thao Việt Nam, bởi lâu nay, người ta mới dừng ở mức “dọa nhau” chứ ít thấy thực hiện...
Nguyễn Văn Hạnh (4) thi đấu trong màu áo Đức Long Quân khu 5 ở vòng 1 giải VĐQG 2010, dẫn đến vụ kiện tụng với Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Nhân
Tuần sau mới có phán quyết Mọi chuyện tưởng chừng sẽ giải quyết xong trong sáng qua, nhưng sau đó, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội đã yêu cầu bên nguyên đơn (Trung tâm TDTT Ninh Bình) và bị đơn (cầu thủ Nguyễn Văn Hạnh) chờ sang đầu tuần sau mới có quyết án cuối cùng. Trước đó, vào tháng 6-2010, tại phiên tòa sơ thẩm ở Ninh Bình đã phán quyết: VĐV Nguyễn Văn Hạnh đã tự ý hủy hợp đồng, tự xin thôi việc nên phải tuân thủ quy định pháp luật và bồi hoàn hơn 524 triệu đồng cho nơi đào tạo là Trung tâm TDTT Ninh Bình - đơn vị chủ quản CLB bóng chuyền nam Tràng An Ninh Bình. Số tiền là tổng các khoản mà Ninh Bình giải trình đã chi trả cho Hạnh suốt 1 năm anh về chơi bóng cho họ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trên “sân nhà” Ninh Bình, dù vụ việc tranh chấp là giữa người đi thuê lao động với và người được thuê, nhưng Tòa án Ninh Bình lại chiếu theo những điều khoản của Luật dân sự để phán quyết chứ không sử dụng Luật lao động (!?). Ninh Bình đã lôi kéo Nguyễn Văn Hạnh thế nào? Dù liên tục bảo rằng thực hiện chính sách mở rộng cửa thu hút tài năng thể thao về thi đấu, nhưng việc làm của Trung tâm TDTT tỉnh Ninh Bình nhằm lôi kéo VĐV của Đông Trường Sơn khỏi đội bóng của họ chẳng những không đẹp mà còn sai rành rành. Chính Nguyễn Văn Hạnh đã nói trước tòa rằng: “Từ tháng 8-2008, tôi đã được phía Ninh Bình trợ cấp riêng hàng tháng 5 triệu đồng gọi là tiền bồi dưỡng, và cả Giám đốc Trung tâm TDTT Ninh Bình là ông Đinh Văn Tiên cũng trực tiếp tới Hà Tĩnh gặp tôi động viên rời đội Đông Trường Sơn. Nên ngày 22-1-2009, tôi đã ký hợp đồng với đội bóng này...”. Điều tréo ngoe mà cả Ninh Bình lẫn Nguyễn Văn Hạnh đều tưởng mình đúng, hóa lại sai… Luật lao động mười mươi. Hạnh ký hợp đồng với Tràng An Ninh Bình ngày 22-1-2009, trước đó, cầu thủ này đã nộp đơn xin thôi việc tại đội bóng Đông Trường Sơn (ngày 1-12-2008) nghĩa là đủ thời hạn 45 ngày, sau khi xin thôi việc để được phép ký hợp đồng với đơn vị mới. Oái oăm thay, 45 ngày ấy theo Luật lao động là những ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, lễ, tết), chứ không phải chỉ cần đủ con số 45 ngày như bình thường. Vì thế, tính theo ngày làm việc thì từ 1-12-2008 tới 22-1-2009, Hạnh mới chỉ nộp đơn xin thôi việc được 37 ngày lao động. Tuyển dụng lao động khi chưa giải quyết hết hợp đồng với đơn vị cũ, rõ ràng cái sai của phía Ninh Bình là khó chối cãi. Trong khi đó, VĐV Nguyễn Văn Hạnh muốn ra đi do phía Ninh Bình hứa hẹn sẽ cho thi đấu trong các giải bóng chuyền của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, nhưng khi hợp đồng vẫn bị treo ở Đông Trường Sơn nên cầu thủ này không thể ra sân suốt mùa giải 2009. Tất nhiên, Nguyễn Văn Hạnh không phải không có lỗi, bởi VĐV này đã cùng lúc có hợp đồng làm việc với 2 cơ quan... Cho đến nay, vụ kiện tụng giữa 2 bên Ninh Bình và VĐV Nguyễn Văn Hạnh vẫn chưa có kết luận cuối cùng của tòa phúc thẩm. Vậy nhưng, trong thời gian tới, có thể phía Ninh Bình sẽ tiếp tục ra hầu tòa vì những rắc rối trong việc tranh chấp với tuyển thủ Nguyễn Hữu Hà, khiến anh này đã không thể thi đấu suốt mùa giải 2010.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều