Tiêu đề của website

Tắt lửa lòng!

Tối 19-10-2010 lại là một ngày buồn của thể thao TPHCM, khi môn thể thao được yêu thích thứ hai (chỉ sau bóng đá) của thành phố đã vắng bóng trong hàng ngũ đội mạnh VN. Tuy nhiên, nếu việc đội bóng chuyền nữ Tân Bình xuống hạng là chuyện bình thường, thì chuyện đội nam TPHCM xuống hạng là một sự kiện.

Tối 19-10-2010 lại là một ngày buồn của thể thao TPHCM, khi môn thể thao được yêu thích thứ hai (chỉ sau bóng đá) của thành phố đã vắng bóng trong hàng ngũ đội mạnh VN. Tuy nhiên, nếu việc đội bóng chuyền nữ Tân Bình xuống hạng là chuyện bình thường, thì chuyện đội nam TPHCM xuống hạng là một sự kiện.
Nói việc xuống hạng của đội nữ Tân Bình là bình thường, bởi vì đây chẳng phải là môn truyền thống của thể thao TPHCM. Tôi đã trò chuyện với nhiều nhà thể thao, và ai cũng thống nhất với nhận xét: Đừng mong lôi kéo được các cô gái chân dài của TPHCM đến với thể thao! Trong khi đó, chuyện các cô gái Long An hay một số địa phương của phía Bắc như Thái Bình, Quảng Ninh, các vùng ven Hà Nội, việc sử dụng ưu thế chiều cao để đến với bóng chuyền là điều rất bình thường. Một khi không có nhân tố ngon lành, việc đội Tân Bình lên lên xuống xuống giải đội mạnh là điều bình thường.
Bao giờ bóng chuyền TPHCM mới lấy lại vinh quang ngày xưa. Ảnh: internet.
Cái sự bất thường của bóng chuyền thành phố, chính là việc không còn một đại diện trong hàng ngũ đội mạnh VN. Hãy nhìn lại 15 năm trước, bóng chuyền TPHCM gần như không có đối thủ khi Seaprodex vô địch 6, 7 năm liền. Bám sát theo đội này là một loạt các đội mạnh như Dệt Thành Công, Công an TPHCM. Thậm chí nhìn xa hơn nữa, thành phố còn có đội Công nhân hóa chất, đội In 2, đội Cảng Sài Gòn... Từ đầu cho đến giữa thập niên 1990, đội tuyển bóng chuyền nam VN gần như là đội tuyển TPHCM tăng cường thêm vài vị trí dự bị từ Quân Đoàn 4, Thể công! Nhưng rồi mọi chuyện cứ ngày mỗi xấu đi. Seaprodex tan rã. Dệt Thành Công giải thể đội bóng. Tiếp đến là Công an TPHCM cũng nói không với bóng chuyền. Và rồi người ta gom tất cả lại thành một đội TPHCM, nhưng hôm 19-10 cũng đã chính thức rời khỏi đội mạnh. Thật ra, “cái chết” của bóng chuyền TPHCM không phải là “đột tử”. Nghĩa là cái chết đã được báo trước. “Bệnh nhân” yếu dần đi từng ngày trong vòng hơn chục năm. Báo chí, người hâm mộ, những nhà chuyên môn có tâm huyết liên tục gióng chuông báo động. Nhưng vẫn không có một động thái cứu chữa tích cực nào được thực hiện. Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền TPHCM, một doanh nhân nổi tiếng - ông Phạm Phú Ngọc Trai, dù rất yêu bóng chuyền nhưng cũng đã tuyên bố từ chức vì cảm thấy bất lực. Tất cả đều được giao cho những cán bộ thể thao nhà nước kiêm nhiệm ở tổ chức xã hội. Và bóng chuyền đã chết trước sự vô cảm của lực lượng này! Đau một nỗi, nếu vài năm trước, khi bóng chuyền TPHCM không có thành tích đáng kể, những người có tâm huyết với môn bóng này còn chộn rộn, xôn xao bàn tán; thì khi nó chết thật sự vào đêm 19-10, chẳng có một phản hồi nào. Khi đã tắt lửa lòng, thật khó để nhóm lại ngọn lửa yêu đương với bóng chuyền..

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều