Tiêu đề của website

Những đôi chân bám chắc trên mặt đất

Đời sống đã "lên hương", song dân bóng chuyền vẫn giữ được nền nếp lành mạnh, giản dị và tiết kiệm. Trong ảnh: VĐV Ngô Văn Kiều thăng hoa trong một trận thi đấu.

Nhung doi chan bam chac tren mat datĐời sống đã "lên hương", song dân bóng chuyền vẫn giữ được nền nếp lành mạnh, giản dị và tiết kiệm. Trong ảnh: VĐV Ngô Văn Kiều thăng hoa trong một trận thi đấu.
Giấc mơ thành hiện thực Năm 2001, cả làng bóng chuyền đã thật sự "choáng" khi VĐV thuộc hai đội bóng theo mô hình xã hội hóa đầu tiên (đội nam và đội nữ Bưu điện Hà Nội) có thu nhập đạt từ hai đến ba triệu đồng/tháng. Mức đãi ngộ đó, lúc ấy, cao gấp ba bốn lần mặt bằng chung, so với các đội bóng đang vật lộn trong cảnh bao cấp triền miên. Tiêu biểu, tài năng "sáng giá" nhất khi ấy là Bùi Thị Huệ (Thái Bình) mỗi tháng chỉ nhận đúng 600 nghìn đồng. Vậy mà, chỉ mấy năm sau, nhờ xã hội hóa, với sự hợp sức tích cực từ các doanh nghiệp, không chỉ các giải đấu, đội bóng mà đời sống VĐV cũng đã thay đổi chóng mặt. Thu nhập của các VĐV khoác áo 24 đội nam - nữ tranh tài tại giải VĐQG liên tục được nâng cao. Trong đó, có thể kể tới các cầu thủ CLB Bình Điền - Long An với thu nhập đạt từ 12 đến 20 triệu đồng/tháng. Hàng loạt đội khác cũng đã có mức trung bình trên dưới 10 triệu đồng/tháng, như Vietsov Petro, Cao-su Phú Riềng (nữ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Sanest Khánh Hòa, Tràng An Ninh Bình (nam)... Giấc mơ thu nhập 10 triệu đồng/tháng của "dân bóng chuyền" coi như đã trở thành hiện thực. Nếu như tính cả các khoản thưởng cho thành tích từ rất nhiều giải đấu trong năm, mỗi cầu thủ (đặc biệt những người đang phục vụ các đội có thứ hạng cao hay thành viên ĐTQG) còn có thêm tích lũy đáng kể, có thể từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.Biết mình, giữ mình Thu nhập tăng, cuộc sống của giới cầu thủ bóng chuyền nước nhà đã trở nên sung túc, đầy đủ hơn nhiều. Họ đã có thể hỗ trợ cho gia đình, chuẩn bị cho tương lai của chính mình, đồng thời an lòng dốc hết tâm sức cho sự nghiệp. Có một thực tế lý thú: hầu hết các VĐV bóng chuyền đều rất biết cách tự chủ. Có lẽ do họ luôn "biết mình" và "giữ mình". Họ hài lòng với thu nhập, hiểu giá trị của sức lao động trên sân bóng để từ đó tự cân đối cho cuộc sống một cách hợp lý nhất. Phần nào đã "lên hương" song dân bóng chuyền vẫn giữ được nền nếp lành mạnh, giản dị và tiết kiệm. Đời sống bóng chuyền vì thế thật đơn giản, các cầu thủ đều "chí thú" với sân bóng, họa hoằn lắm mới xảy ra trường hợp "quậy phá" như chủ công Thái Anh Văn (Thể Công) từng mắc phải. Không phải ngẫu nhiên mà VĐV Ngô Văn Kiều đã có thể tích lũy được mấy trăm triệu đồng để giúp gia đình xây dựng lại được cả ngôi nhà mới khang trang ở quê nhà Hà Nam. Theo thống kê, ĐTQG nam các lứa, từ năm 2003 trở lại đây, có tới hơn 20 người đã tự lo được chỗ ở bằng chính thu nhập của mình. Bên cạnh họ, các "chân dài" bóng chuyền như Kim Huệ, Ngọc Hoa, Diệu Châu, Bùi Huệ, Đặng Hồng, Phạm Yến... chẳng những hỗ trợ, sắm sửa được nhiều thứ cho bố mẹ mà còn dành dụm được những khoản tiết kiệm kha khá để lo cho cuộc sống riêng. Không kém các đồng nghiệp nam, một số cũng mua được đất hay chung cư "để dành".Có thể nói, sau những thăng hoa quanh tấm lưới, họ là những người biết giữ chắc đôi chân trên mặt đất, để sẵn sàng tiếp tục bật cao, giữa bao nhiêu cám dỗ, phù hoa.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Bùi Thị Huệ

Bùi Thị Huệ

Ngày sinh: 27/02/1985
Quê quán: Thái Bình
CLB: Thái Bình
Vị trí: Chủ công
Số áo: 14
Tiêu điểm
Xem nhiều