Tiêu đề của website

Bóng chuyền nữ Hà Nội: Thêm một mùa ở lại hạng A

(HNM) - Có cơ hội trong tay, nhưng rốt cuộc lại một mùa giải nữa bóng chuyền nữ Hà Nội không thể thăng hạng sau lượt chung kết hạng A vừa kết thúc tại Quảng Bình…

(HNM) - Có cơ hội trong tay, nhưng rốt cuộc lại một mùa giải nữa bóng chuyền nữ Hà Nội không thể thăng hạng sau lượt chung kết hạng A vừa kết thúc tại Quảng Bình…
Một cánh én chưa làm nên mùa xuân Đúng vậy. Phạm Kim Huệ đã được mời về thi đấu như một cứu tinh tốt nhất để bóng chuyền nữ Hà Nội tìm cơ hội trở lại giải đấu cao nhất - giải VĐQG - vào năm 2013. Nhưng, nỗ lực của cô bất thành. 31 tuổi không còn quá trẻ nhưng sự ảnh hưởng của Phạm Kim Huệ là thấy rõ ngay khi rời quân ngũ và đội bóng cũ Thông tin lienvietpostbank về đầu quân cho đội nữ Hà Nội từ đầu năm. Hẳn nhiên, đóng góp của Kim Huệ là không ít bởi với kinh nghiệm của mình, chị cùng các đồng đội tạo lập chiến thắng suốt từ vòng bảng cho tới bán kết hạng A năm nay.
Một mình Kim Huệ (trái) không đủ sức vực dậy đội bóng chuyền nữ Hà Nội.
Bây giờ, thể lực không cho phép Kim Huệ sung sức di chuyển liên tục trong cả trận (dù những pha đập chồng mang phiên hiệu riêng của phụ công, tuyển thủ quốc gia này vẫn hữu ích). Ở vòng chung kết, Kim Huệ vẫn là đầu tàu trong đội hình của HLV người Thái KhomKit nhưng những trận thua của họ trước hai đối thủ trực tiếp (thua nữ Tân Bình - TP Hồ Chí Minh 0-3 (22/25, 26/28, 22/25), thua Giấy Bãi Bằng 1-3 (12/25, 25/19, 21/25, 17/25)) tự nó đã cho thấy, yếu điểm lại nằm ở chính vị trí của phụ công này. Bởi lẽ, khi đàn chị Kim Huệ xuống sức không thể cày ải liên tục là lập tức các mũi phụ trợ như Lê Thanh Thúy, Phùng Hải Yến hay Trịnh Thị Huyền, Trịnh Thị Khánh hay Trịnh Thị Thy tỏ ra lúng túng. Chỉ cần vậy, đối thủ dễ dàng vượt lên chiến thắng. Lúc này, những người thường xuyên theo sát bóng chuyền mới thật thấm thía: tìm được một tay đập dẫn dắt là không dễ. Có lẽ, khi cuộc đấu đã tàn canh, cầu thủ đội nữ Hà Nội sẽ phải tiếc nuối vô cùng trước thất bại tìm suất thăng hạng lần này. Giới chuyên môn sớm nhận định, vòng chung kết hạng A năm nay khá dễ thở do chỉ có 5 cái tên góp mặt gồm Giấy Bãi Bằng, Hà Nội, Tân Bình - TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên để giành hai suất thăng hạng. Chưa kể, so về chuyên môn, Giấy Bãi Bằng, Hà Nội cùng Tân Bình nhỉnh hơn cả. Dù vậy, có cơ hội trực tiếp, có sự bổ sung lực lượng đáng kể nhưng tự bóng chuyền nữ Hà Nội lại đánh rơi cơ hội vì chuyên môn chưa thật bảo đảm. Lại phải chờ Tưởng chừng đã có thể giữ được tấm vé trụ hạng khi là chủ nhà lượt đi của giải VĐQG 2011, tuy nhiên, kết thúc vòng 2 giải toàn quốc thì nữ Hà Nội ngậm ngùi rớt hạng. Năm nay, cơ hội lại tiếp tục tuột khỏi với bóng chuyền Hà Nội. Với những người lạc quan nhất, chưa mấy ai dám chắc một tấm vé thăng hạng cho đội ở mùa giải 2014 nếu không có thêm những bổ sung nhân sự. Nếu bảo bóng chuyền nữ Hà Nội triển vọng không? Câu trả lời chắc chắn là có. Xét về tiềm lực kinh tế, giờ họ đã tự tin phần nào khi với nhà tài trợ mới thì đội đã đổi thành phiên hiệu CLB Hà Nội T&T. Tuy nhiên, người hâm mộ bóng chuyền Thủ đô cùng những ai theo dõi một quá trình xuyên suốt của nữ Bưu điện Hà Nội thuở nào (tiền thân của CLB Hà Nội T&T bây giờ) không chấp nhận sự trồi sụt như thế. Cách đây ba năm, phiên hiệu Bưu điện Hà Nội đã trở thành dĩ vãng khi chính thức giải thể sau hơn 40 năm tồn tại. Thay thế vào đó là đội nữ Hà Nội. Nhưng rồi, sự trồi sụt phong độ chỉ giúp đội bóng của từng tề tựu nhiều hảo thủ như Phạm Thị Rệt, Hoàng Thúy Hằng, Hà Thu Dậu, Trần Mai Hương, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Đặng Thị Hồng… trở thành "khách quen" chơi ở giải hạng A nhiều hơn là giải VĐQG. Vẫn biết tiếp tục phải chờ cho một tương lai mới nhưng sự chờ đợi cũng chỉ có giới hạn bởi ai dám chắc những gương mặt đã được ươm mầm bấy lâu như Thanh Thúy, Hải Yến, Huyền, Khánh sẽ không nói lời tạm biệt khi có CLB khác tạo điều kiện tốt hơn và được chơi ở giải tầm cao hơn?

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Lê Thanh Thúy

Lê Thanh Thúy

Ngày sinh: 23/05/1995
Quê quán: Hải Phòng
CLB: Ngân hàng Công thương
Vị trí: Phụ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều