Tiêu đề của website

Tìm đúng người, đúng việc

1. Một trong những điều cốt yếu nhất của bóng chuyền quốc nội chính là đào tạo được lứa VĐV trẻ kế cận. Về nam, có thể ta đã yên tâm phần nào ở lực lượng, nhưng với tuyển nữ trẻ thì đó luôn là niềm hy vọng số 1 của bóng chuyền ở…

1. Một trong những điều cốt yếu nhất của bóng chuyền quốc nội chính là đào tạo được lứa VĐV trẻ kế cận. Về nam, có thể ta đã yên tâm phần nào ở lực lượng, nhưng với tuyển nữ trẻ thì đó luôn là niềm hy vọng số 1 của bóng chuyền ở các giải quốc tế.
1. Một trong những điều cốt yếu nhất của bóng chuyền quốc nội chính là đào tạo được lứa VĐV trẻ kế cận. Về nam, có thể ta đã yên tâm phần nào ở lực lượng, nhưng với tuyển nữ trẻ thì đó luôn là niềm hy vọng số 1 của bóng chuyền ở các giải quốc tế. Với thông tin mới nhất, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) đã quyết định thuê chuyên gia Li Huan Ning (Trung Quốc) của CLB Bát Nhất sang huấn luyện đội tuyển trẻ quốc gia tại Trung tâm HLTTQG Hà Nội. Một quyết định hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần thuê chuyên gia ngoại trước đây cho đội lớn, quan trọng nhất vẫn là tìm được một bộ khung HLV nội phụ tá sao cho hợp lý. Bởi lẽ, xét về chuyên môn thì chuyên gia ngoại luôn được đánh giá cao hơn HLV nội do họ được hưởng mức lương bằng ngoại tệ, nhưng giới trong nghề đều biết, VĐV có hiểu và quyết tâm hay không cũng từ sự góp sức từ các thầy nội. Còn nhớ, hồi chuyên gia Agusto Sabattini (Brazil) sang huấn luyện đội tuyển quốc gia nam, VFV đã phải mời HLV Nguyễn Mạnh Hùng, HLV Phùng Công Hưng để phụ tá cho ông này. Rất rõ ràng, những VĐV trên tuyển phần nào đều là học trò của họ nên tiếng nói của chuyên gia dù có giá trị nhưng đám quân đều theo uy từ thầy nội.
Sự góp sức từ các thầy nội cho các chuyên gia nước ngoài cần được trân trọng và quan tâm đúng mức. Ảnh: Nhật Anh
Trở lại câu chuyện của đội trẻ nữ cũng vây. Xin chỉ mặt đặt tên là có bao nhiêu đơn vị có tuyến trẻ riêng biệt và có bao nhiêu HLV chuyên huấn luyện lớp trẻ ấy để hiểu tâm tư, tình cảm, sinh lý của họ. Nếu chỉ mặt đặt tên chắc cũng không nhiều ngoài những gương mặt như Nguyễn Tuấn Kiệt (Thông tin), Ngọc Anh (PKKQ), Nguyễn Quốc Vũ (Long An)… Vì một lẽ, đấy là những đơn vị đang có tuyến trẻ đông đảo và họ là những HLV trực tiếp làm việc nên nếu được lên quản quân cùng chuyên gia ở Trung tâm HLTTQG thì hợp cả tình, cả lý. 2. Trong câu chuyện tìm người phụ tá cho chuyên gia, xét cho cùng cũng để là VFV tìm người học việc rồi tiến xa hơn giúp HLV nội tiếp quản đội tuyển. Ai cũng hiểu, chỉ có ta mới hiểu được quân ta muốn gì. Đồng thời, những HLV được nhắc tới đều tâm huyết và có sức trẻ tuổi nghề để đeo đuổi. Tuấn Kiệt đã trải nghiệm trong vai trò chỉ đạo chính đội nữ ở SEA Games 26; Ngọc Anh từng tham gia Ban huấn luyện đội nữ quốc gia; Quốc Vũ không dưới 2 lần góp mặt làm phụ tá của đội nữ quốc gia… Xét về kinh nghiệm, đó là điều kiện cần cho HLV được góp mặt. Tuy vậy, điều kiện đủ ở đây phải là quyết định từ phía giới chức VFV.Trong những chiến lược phát triển lâu dài, lãnh đạo VFV cũng có kế hoạch riêng cho đội nữ trẻ để tham dự các giải quan trọng của châu Á và Đông Nam Á. Tới đây, vào tháng 10, đội nữ trẻ sẽ góp mặt tại giải quốc tế quan trọng ở Trung Quốc. Thế nên, chẳng gì hơn là việc ta có HLV nội đi cùng chuyên gia để trau dồi thêm kinh nghiệm.
Tuy nhiên, giới trong nghề cùng người hâm mộ đều tin VFV sẽ chọn đúng người đúng việc cho một chiến lược là đào tạo trẻ kế cận các đàn anh, đàn chị. Tìm người không khó, quan trọng là tìm được người tâm huyết, có chuyên môn và được lòng cả VĐV. Vì vậy, thật mong VFV sớm có những lựa chọn ổn thỏa! NGUYỄN ĐÌNH

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều