Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 26: Phơi phới niềm tin!

24 tuyển thủ (12 nam, 12 nữ) đã trở lại Trung tâm HLTTQG Hà Nội (Nhổn) sau kỳ tập huấn nước ngoài. Chỉ với vỏn vẹn 3 tuần “xuất ngoại” nhưng các cầu thủ đều cho thấy nhiều cái mới. Hy vọng khi tư tưởng thoải mái, họ sẽ góp mặt ở trận đấu cuối cùng tại SEA Games 26.

24 tuyển thủ (12 nam, 12 nữ) đã trở lại Trung tâm HLTTQG Hà Nội (Nhổn) sau kỳ tập huấn nước ngoài. Chỉ với vỏn vẹn 3 tuần “xuất ngoại” nhưng các cầu thủ đều cho thấy nhiều cái mới. Hy vọng khi tư tưởng thoải mái, họ sẽ góp mặt ở trận đấu cuối cùng tại SEA Games 26.
Ổn về tập huấn Kỳ tập huấn nước ngoài trước thềm SEA Games dành cho đội nữ (tại Bắc Kinh, Trung Quốc) và đội nam (Bangkok, Thái Lan) mang tín hiệu tích cực. Các HLV thừa nhận đó là cuộc “đổi gió” đáng kể bởi nó giúp tinh thần của đội nữ lẫn đội nam lên rất cao. Mặt hữu hiệu được kiểm chứng thực tế khi chuyên gia Qiao Yu Chuan cùng học trò trực tiếp thi đấu 1 giải giao hữu ngay tại Bắc Kinh. Kết quả thu được, theo HLV phó Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ: “Tư tưởng cầu thủ thoải mái, thể lực cũng tăng đáng kể nên đó là điểm mạnh để đội nữ tự tin tới Indonesia”. Thêm một tín hiệu lạc quan nữa là chấn thương tay của Phạm Thị Yến gần bình phục nên cả 3 chủ công Đỗ Thị Minh - Phạm Thị Yến - Trần Thị Cẩm Tú luôn góp mặt trong đội hình chính ở đợt tập huấn tại Trung Quốc và tạo được sức mạnh đáng kể. Đội nam cũng chung tâm trạng ấy sau hơn 20 ngày tập luyện ở Thái Lan. Ngoài các bài tập suông, BHL mạnh dạn ráp đội hình đấu giao hữu 3 trận với tuyển Thái Lan. “Hữu Hà đã bình phục hoàn toàn chấn thương tay, Ngô Văn Kiều thi đấu tốt dù 2 đầu gối chưa ổn lắm. Chúng tôi thấy hiệu quả cao ở kỳ tập trung này”, HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Đội tuyển bóng chuyền nam (trái) phơi phới niềm tin trước thềm SEA Games 26
Chấn thương của cầu thủ chủ chốt bình phục kịp thời giúp các nhà cầm quân thực hiện được nhiều miếng phối hợp chuyên môn quan trọng. Một trong những khâu yếu là khả năng bắt bước 1 của đội nam được rèn giũa triệt để ngay tại Thái Lan. Vì vậy, 2 cầu thủ Phùng Thanh Hải và Nguyễn Hoàng Quốc Huy được bổ sung kịp thời cho đợt tập huấn. Đạt được chuyên môn tốt, họ giành 2 suất tới SEA Games lần này. Đáng tiếc, chủ công Lê Bình Giang (TĐDK) và phụ công Nguyễn Hoàng Thương (Maseco TPHCM) đã lỡ chuyến tàu tới Indonesia. “Cả hai đều là VĐV tốt, tuy nhiên, ở vị trí đó có những cầu thủ thể hiện phong độ xuất sắc hơn nên chúng tôi phải loại Giang và Thương”, ông Hùng nói. Đối với đội nữ, chủ công Kim Đính (VTV Bình điền Long An) dù được triệu tập gấp gáp cùng đội tập huấn tại Trung Quốc nhưng cũng bị loại khỏi danh sách dự SEA Games kỳ này cùng phụ công Nguyễn Thị Thu Hòa (Ngân hàng Công thương). Lần cuối cho cựu binh? Ngô Văn Kiều, Nguyễn Hữu Hà, Nguyễn Xuân Thành, Bùi Văn Hải, Lưu Đình Toàn (nam), Phạm Kim Huệ, Hà Thị Hoa, Phạm Kim Yến (nữ)… đều là những tay đập chủ chốt lúc này. Không loại trừ khả năng, SEA Games 26 là đại hội cuối của dàn cựu binh bởi ngoài việc chấn thương ảnh hưởng tới thể lực, qua 2 năm sau họ cũng đã ở tuổi 30. Nếu cho rằng SEA Games này là cơ hội cuối cho “cặp song sát” Ngô Văn Kiều - Nguyễn Hữu Hà là không hề sai. Bởi thời điểm đội tuyển nam giành HCB ở SEA Games 24, Hữu Hà chưa phải là “yếu nhân” ở đội hình chính, còn Ngô Văn Kiều được góp mặt nhiều hơn một phần nhờ sức trẻ, bên cạnh đó, anh là “vũ khí” bí mật của đội. Thời cơ được xem là chín muồi của họ lẽ ra phải ở đất Lào - SEA Games 25. Rốt cuộc, do chấn thương, nên “oanh tạc cơ” Văn Kiều xuống sức trông thấy, còn Nguyễn Hữu Hà (lúc đó bắt đầu gặp khó khăn trong chuyện đi-ở tại CLB Tràng An Ninh Bình) thi đấu chưa đạt hiệu suất cao. Bây giờ, một lần nữa cả 2 lại được kỳ vọng. Với phong độ đã thể hiện cao ở Cúp các CLB châu Á (tháng 7) lẫn đợt tập huấn ở Thái Lan, HLV Nguyễn Mạnh Hùng tin rằng họ sẽ làm nên chuyện. Phạm Kim Huệ đang là người giàu kinh nghiệm nhất đội nữ lúc này. Độ dẻo dai có thể không còn nhưng cô vẫn là mũi phụ công đủ độ “quái” giúp tuyển Việt Nam đảo ngược tình thế ở thời điểm khó khăn. Như Kim Huệ, cây chuyền 2 Hà Thị Hoa có sự già dặn và độ tinh quái ở khả năng đọc trận đấu khiến người được xem là kế cận tương lai Đào Thị Huyền chưa thể bắt kịp. Thời điểm đội tuyển bắt đầu tập trung hồi tháng 5, Phó Chủ tịch VFV - ông Nguyễn Bá Nghị từng cho rằng: “Hà Thị Hoa là VĐV có kinh nghiệm nhưng tuổi tác đã hạn chế sự nhanh nhạy của cô. Đào Thị Huyền trẻ, được cọ xát nhiều nhưng lại hơi thấp… VFV lựa chọn danh sách đều có thành phần xen kẽ, bổ sung các vị trí”. Còn Phạm Thị Yến vẫn có quyết tâm thi đấu nhưng chấn thương ảnh hưởng nhiều tới thể lực. Cả 3 VĐV trên đều có điểm chung là đã chinh chiến với đội tuyển nhiều năm, giành HCB tại SEA Games. Giờ đây, khi đã ở độ tuổi đàn chị, sẽ không bất ngờ nếu họ nói lời chia tay ĐTQG sau SEA Games để tập trung cho CLB ở những năm sau.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều