Tiêu đề của website

Tết bận rộn của hoa khôi bóng chuyền

Khép lại một mùa bóng với tấm HC bạc SEA Games 26, hoa khôi làng bóng chuyền Phạm Kim Huệ đón xuân mới với nhiều kế hoạch cho tương lai.

Khép lại một mùa bóng với tấm HC bạc SEA Games 26, hoa khôi làng bóng chuyền Phạm Kim Huệ đón xuân mới với nhiều kế hoạch cho tương lai.
Tuyển thủ bóng chuyền Phạm Kim Huệ đi chợ hoa cùng con gái. Ảnh: Hạnh Dung.
Gói bánh chưng, giò giúp mẹ Trên sàn thi đấu, người ta chỉ thấy một Phạm Kim Huệ huỳnh huỵch với những pha bật nhảy, đập bóng chuẩn xác. Cho dù các cô gái bóng chuyền luôn được xem là “nữ tính” nhất trong giới thể thao, nhưng thật khó tin khi xa rời trái bóng với thảm đấu, xa rời những điểm số đầy khô khan, họ lại trở thành những phụ nữ đảm đang. Trở về từ SEA Games 26, kết thúc giải vô địch quốc gia tại Khánh Hòa, cũng là lúc cái Tết dân tộc cận kề. Nhà cửa bộn bề, con còn nhỏ, còn chồng thì bận việc kinh doanh, mọi việc lớn bé trong nhà đều qua tay Huệ. Năm hết Tết đến, nhà chỉ có bà nội, Huệ vào vai một người đàn ông trong nhà. 26 Tết, Huệ cùng bà gói bánh chưng để còn tranh thủ về quê nội ở tận Thái Bình. Trước đó ít ngày, Huệ cũng xay thịt, gói giò, món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Huệ kể, cô phải trông nồi bánh nguyên một ngày, mắt cay xè vì khói. Năng động trong kinh doanh Thích kinh doanh từ nhỏ, Huệ và chồng đi vay mượn tiền bạn bè, họ hàng để mở hai cửa hàng cắt tóc và xăm nghệ thuật trên phố Đường Thành và Đình Ngang. Hơn một năm hoạt động, Huệ khoe cả 2 cửa hàng đều rất đông khách và tạo được phong cách rất riêng. Để phát triển thương hiệu, Huệ và chồng đã mời ông chủ tịch hiệp hội xăm nghệ Thuật Hồng Kong cùng hợp tác. Không phải dân kinh doanh chuyên nghiệp nhưng Kim Huệ quản lý đâu vào đấy. Các buổi tối hàng ngày, cô có mặt ở 2 cửa hàng để kiêm kê sổ sách, cùng chồng lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, cập nhật những hình xăm, trào lưu mới. Xăm nghệ thuật đang trở thành mốt của giới trẻ. Theo Huệ, xăm không phải thể hiện mình là “dân chơi”, mà để thể hiện cá tính hay đơn giản chỉ là khắc tên người thân trong gia đình. Nói là làm, cô hoa khôi chìa ngay cánh tay trắng nõn nà có khắc 3 chữ cái của mình, chồng và con ra khoe. Tết mới, “nhà” mới Cái tên Phạm Kim Huệ đã trở thành thương hiệu ở đội tuyển quốc gia cũng như CLB Bộ Tư lệnh thông tin. Cứ nhắc đến đội bóng ngành Quân đội là người ta nghĩ ngay đến Kim Huệ và ngược lại. Sau nhiều năm thi đấu cho đội bóng quân đội, Huệ quyết định chia tay, chuyển sang CLB Hà Nội, đội vừa xuống hạng mùa rồi. Đây là một quyết định rất khó khăn với Huệ, nhưng cô buộc phải có sự thay đổi để chọn cho mình một hướng đi mới, chuẩn bị cho tương lai. “Về Hà Nội mọi thứ rất khó khăn vì đội vừa xuống hạng, lực lượng đa phần là trẻ. Trong đội, các VĐV đa số đều gọi tôi bằng cô. Có trường hợp mình còn bằng tuổi bố mẹ chúng. Thế nhưng, về Hà Nội tôi có thể dành thời gian đi học lấy bằng HLV”, Huệ cho biết. “Trước đây tôi phải thi đấu cả năm. Còn giờ thì chỉ thi đấu vài tháng cho đội Hà Nội, ngoài ra tôi cũng có thể thi đấu thuê cho các CLB ở giải hạng mạnh”, Huệ nói. Còn ở trên đội tuyển quốc gia, dù tuổi đã lớn nhưng khát khao cống hiến của Huệ vẫn còn nguyên vẹn. Cô cho biết sẽ tập luyện chăm chỉ để giữ phong độ. Nếu đảm bảo được yêu cầu của BHL trên tuyển, thì cô vẫn góp mặt chứ chưa chia tay sự nghiệp quốc tế ở thời điểm này.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều