Tiêu đề của website

Nghịch lý bóng chuyền trẻ!

Năm 2012 được xem là cột mốc ghi nhận về số cơ hội được thi đấu cọ xát nhiều nhất cho các đội bóng chuyền trẻ VN so với những năm trước đó: đầu tiên là Giải vô địch trẻ toàn quốc (tháng 6 tại Đắk Nông), kế đến là Giải trẻ Quân đội (tháng 7 tại Hà Nội), Giải Học sinh khối THPT trong chương trình HKPĐTQ (tháng 8 tại Cần Thơ), Giải trẻ khu vực phía Nam mở rộng (cuối tháng 11 tại Bến Tre), rồi sau cùng là Giải trẻ Cúp các CLB toàn quốc (tháng 12 tại Hà Tĩnh).

Năm 2012 được xem là cột mốc ghi nhận về số cơ hội được thi đấu cọ xát nhiều nhất cho các đội bóng chuyền trẻ VN so với những năm trước đó: đầu tiên là Giải vô địch trẻ toàn quốc (tháng 6 tại Đắk Nông), kế đến là Giải trẻ Quân đội (tháng 7 tại Hà Nội), Giải Học sinh khối THPT trong chương trình HKPĐTQ (tháng 8 tại Cần Thơ), Giải trẻ khu vực phía Nam mở rộng (cuối tháng 11 tại Bến Tre), rồi sau cùng là Giải trẻ Cúp các CLB toàn quốc (tháng 12 tại Hà Tĩnh).
Đây cũng là một bước đi theo lộ trình đã được vạch sẵn của LĐBCVN kể từ đầu nhiệm kỳ V, đồng thời cũng giúp cho các địa phương, đơn vị có điều kiện phát triển nguồn nhân lực để gấp rút đào tạo lực lượng tài năng bóng chuyền trẻ cho cả nước, nhất là trước thời điểm năm 2013 - mùa giải sẽ không cho phép các CLB thuê ngoại binh như suốt 8 năm trước. Thế nhưng...
Thi đấu bóng chuyền tại nhà thi đấu Hậu Giang - Ảnh: Dư Hải
Thực trạng Nhìn lại chặng đường đã qua dành cho bóng chuyền trẻ trong năm 2012, nếu như ở Giải trẻ toàn quốc có số đội tham dự “kỷ lục” - 15 đội nam và 15 đội nữ, thì đến Giải trẻ Quân đội có 8 đội nam (không tổ chức giải nữ), rồi giải của HKPĐ có 12 đội nam - 9 đội nữ, Giải trẻ phía Nam mở rộng có 7 đội nam (không tổ chức giải nữ). Toàn những con số đáng lạc quan. Thế nhưng đến với Giải trẻ Cúp các CLB toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh, thì con số lại bị... teo tóp đáng báo động: chỉ có 8/12 đội nam và 5/12 đội nữ đang chơi ở Giải VĐQG PV Oil 2012 có thành phần trẻ để tham dự giải. Trong số này, điều đáng quan tâm hơn còn ở chỗ: ở giải nam, hai đội vừa bị xuống hạng sau vòng II Giải VĐQG PV Oil 2012 là QK5 và QK9 không cử đội trẻ tham dự mặc dù họ đang có sẵn lực lượng, còn Á quân giải nam - Đức Long Gia Lai thì từ lâu đã nói “không” với công tác đào tạo trẻ vì đội “lớn” chỉ quy tụ toàn những cầu thủ thuộc diện “liên hợp quốc” dưới trướng của HLV Bùi Quang Ngọc vốn cũng chẳng phải là người đất Gia Lai, và một Công an Phú Thọ không có đội trẻ. Đối với giải nữ còn đáng buồn hơn: ngoài số đội được biết là những địa chỉ chẳng hề xây dựng lực lượng trẻ làm tuyến kế cận kiểu Đức Long Gia Lai (nam) như NHTMCP Công thương VN, Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương nên việc họ tiếp tục vắng mặt ở giải này là điều dễ hiểu, thì ngoài VietsovPetro đang bắt đầu đào tạo tuyến trẻ do công của HLV người Long An - cựu tuyển thủ QG Nguyễn Thị Bích Liên, cả 3 đội Vĩnh Long, Tiến Nông Thanh Hóa và Phòng không Không quân đều lặng lẽ rút lui, dù mới hồi tháng 6 họ vẫn cử đội tham dự Giải vô địch trẻ toàn quốc. Cần sự chung tay Tìm hiểu vấn đề về việc đồng thuận hay không trong việc thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng trẻ của LĐBCVN, mới biết hầu như chẳng CLB nào... “lắc đầu”. Thế nhưng đến khi bắt tay vào việc lại khác. Ngoài những “lò” đào tạo có thương hiệu như Thông tin Lienvietpostbank, Long An (nữ), Thể Công, Ninh Bình, Biên phòng, Khánh Hòa, Long An, Quân khu 9 luôn có sẵn lực lượng trẻ, thì một số địa chỉ đáng tin cậy trước đây như Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Long (nữ), QK5, TPHCM, Quân đoàn 4, Tập đoàn Dầu khí QGVN, nay thường cho ra “lò” những sản phẩm chất lượng không cao như trước. Đó là còn chưa kể một số CLB chỉ “đồng thuận” bề ngoài vì lâu nay “hầu bao” của họ luôn rủng rỉnh tiền, nên việc huy động ngoại binh và cầu thủ giỏi từ nơi khác về chỉ dễ như “trở bàn tay” nên chẳng cần quan tâm đến công tác đào tạo trẻ. Đến độ, một quan chức trong số các CLB dạng này còn thẳng thừng tuyên bố, nếu bị bắt buộc, họ sẵn sàng thuê một đội học sinh THPT ra sân để đối phó vì số tiền bỏ ra sẽ không là gì so với phải xây dựng một đội bóng trẻ (!). Chưa hết, dù có sẵn lực lượng nhưng trước thềm vòng II Giải VĐQG PV Oil 2012, lãnh đạo một CLB khác còn khẳng định thay vì tốn cả trăm triệu để cử đội ra Hà Tĩnh dự Giải trẻ Cúp các CLB, đơn vị ông sẽ dùng số tiền ấy cho chiến dịch... trụ hạng(!?). Xiết chặt quy định Thực tế cũng cho thấy, do điều lệ giải chưa ràng buộc cụ thể nên trong quá trình chuẩn bị lực lượng, không ít CLB lại rút thêm các cầu thủ giỏi ở những địa phương, đơn vị khác để dự Giải trẻ Cúp các CLB toàn quốc. Điều này dẫn đến mặt bằng trình độ VĐV trẻ đạt được phản ảnh không đúng thực chất tình hình thực tế tuyến trẻ ở từng nơi và gây khó cho việc đánh giá, quản lý của LĐBCVN. Thế nên, còn nhớ trong văn bản số 01/TB-LĐBCVN do LĐBCVN ban hành ngày 18/12/2009 về việc phát triển bóng chuyền đỉnh cao, có quy định: “Về công tác đào tạo trẻ, kể từ năm 2010, ngoài giải VĐBC Trẻ toàn quốc, LĐBCVN sẽ tổ chức giải trẻ Cúp các CLB dành riêng cho các VĐV trẻ của 24 đội nam, nữ đang thi đấu tại giải VĐQG. Và đến năm 2013, nếu CLB nào không có đội tham dự giải này thì đội “lớn” bị trừ 2 điểm trong tổng điểm đạt được ở giải VĐQG; đến năm 2015, nếu không có đội trẻ thì đội 1 sẽ phải xuống hạng A”. Như vậy, điều cần kíp để thực hiện nghiêm túc chủ trương này là nên chăng, Giải trẻ Cúp các CLB cần được tổ chức trước thời điểm diễn ra vòng II và vòng xếp hạng Giải VĐQG PV Oil hàng năm. Âu đó cũng là một trong những giải pháp đúng đắn và rất cần sự chung tay góp sức bằng những việc làm cụ thể của từng địa phương, đơn vị nhằm giúp BCVN ngày càng có thêm nhiều tài năng bóng chuyền trẻ làm tuyến kế cận cho từng CLB và cho ĐTQG trong thời gian tới.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều