Tiêu đề của website

Thể thao đỉnh cao TPHCM: Hiu hắt?

Về việc LĐBĐ TPHCM (HFF) định hướng phát triển phong trào mà bỏ qua phần đỉnh cao, một ủy viên BCH của HFF có ý “trách móc” rằng đâu chỉ mỗi mình bóng đá “bỏ” đỉnh cao. Ông còn ví von: “Cả làng thể thao thành phố như vậy, một mình HFF cũng chẳng thể làm tốt hơn”.

Về việc LĐBĐ TPHCM (HFF) định hướng phát triển phong trào mà bỏ qua phần đỉnh cao, một ủy viên BCH của HFF có ý “trách móc” rằng đâu chỉ mỗi mình bóng đá “bỏ” đỉnh cao. Ông còn ví von: “Cả làng thể thao thành phố như vậy, một mình HFF cũng chẳng thể làm tốt hơn”.
Công bằng mà nói, đấy là một thực tế hết sức buồn của TPHCM, nơi chẳng hề thiếu cơ sở vật chất để tập luyện đỉnh cao nhưng chưa bao giờ phần đỉnh của một nền thể thao lại kém đến như vậy. Mới đây, khi nói về mảng bóng đá, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Giám đốc Sở TDTT TPHCM, ông Lê Bửu, đã phải cay đắng thốt lên: “Trước đây, cơ quan, xí nghiệp nào cũng thể thao. Thậm chí, đa số đều có CLB thi đấu đỉnh cao, tạo nên một phong trào vừa sôi động, vừa có chiều sâu. Bây giờ, đến trường học cũng không còn luyện tập thể thao nữa”.
Bóng chuyền TPHCM vừa có đội nữ Tân Bình (áo sậm) thăng hạng đội mạnh nhưng chưa biết có duy trì được không? Ảnh: NGUYỄN NHÂN
Trên thực tế, TPHCM đã đánh mất phần lớn thế mạnh ở một loạt môn chơi tưởng chừng không địa phương nào có thể hơn được nhờ điều kiện vật chất tại TPHCM quá tốt. Ví dụ như môn bóng chuyền, muốn tập ở đâu cũng có khi các quận nào cũng sở hữu ít nhất một nhà thi đấu tiêu chuẩn. Vậy mà ở vòng giải vô địch quốc gia vừa qua, dù có đại diện là đội nam Maseco Phú Nhuận nhưng nhà thi đấu Rạch Miễu vắng như chùa Bà Đanh. Ở môn võ, trước đây khi nói đến Taekwondo và Judo, người ta chỉ nhắc đến TPHCM. Bây giờ, chỉ còn thấy nói đến Vovinam, một môn còn đang phát triển, cố vận động thi đấu tại SEA Games. Các môn như bóng rổ, bơi lội, cử tạ, thể hình… đã không còn là thế mạnh. Còn với môn điền kinh, có thể nói gần như đã thành “vùng trắng”. Đơn cử như 2 môn quần vợt và cầu lông. Nếu xét về điều kiện, TPHCM lẽ ra là “độc tôn”. Như môn cầu lông đã có Tiến Minh vươn lên tầm thế giới nhưng đến nay phong trào lại giậm chân tại chỗ, hoàn toàn không có người kế thừa. Tiến Minh hiện đang “sống” nhờ tiền tài trợ của… Bình Dương. Môn quần vợt được ví là “quý tộc”, chắc chắn là phù hợp với TPHCM nhưng hiện nay, cách TPHCM chỉ 30 km, Bình Dương đang làm rất tốt khi đào tạo được một Lý Hoàng Nam 15 tuổi đã vô địch quốc gia và chính thức chấm dứt sự “thống trị” gần 2 thập kỷ của quần vợt TPHCM với 2 tay vợt Trần Đức Quỳnh và Đỗ Minh Quân. Điều đáng nói là Trần Đức Quỳnh chính là “thầy” của Lý Hoàng Nam tại Bình Dương và sắp đến, khi Đỗ Minh Quận tu nghiệp HLV tại Mỹ cũng có thể sẽ lên Bình Dương làm việc.
Ông Nguyễn Bá Nghị, Phó Chủ tịch LĐ Bóng chuyền TPHCM: Về số lượng, TPHCM có đến 4 đội bóng chuyền sau khi đội nữ Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương đã đăng ký hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của LĐBC TPHCM và được cấp phép của Sở VH-TT-DL TPHCM. Nhưng đây chỉ đạt về mặt con số chứ chất vẫn còn yếu với những nguyên nhân như lực lượng còn thiếu và yếu nên các đội phải chủ động tăng cường thêm VĐV; tài chính vẫn dựa trên ngân sách của ngành nên kinh phí còn hạn chế.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều