Tiêu đề của website

Tìm thầy và chọn thợ

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào giữa tháng 5, chuẩn bị cho 2 sự kiện khá quan trọng là Cúp vô địch châu Á 2016 và VTV Cup 2016. Lựa chọn thành phần VĐV tốt nhất cũng khó nhưng không trăn trở bằng việc tìm thầy cho đội tuyển, đặc biệt là cho một chiến lược dài hơi thực sự.


Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào giữa tháng 5, chuẩn bị cho 2 sự kiện khá quan trọng là Cúp vô địch châu Á 2016 và VTV Cup 2016. Lựa chọn thành phần VĐV tốt nhất cũng khó nhưng không trăn trở bằng việc tìm thầy cho đội tuyển, đặc biệt là cho một chiến lược dài hơi thực sự.

Nhiều khả năng tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam sẽ do HLV Thái Thanh Tùng (ảnh nhỏ) dẫn dắt. Ảnh: Nhật Anh

Ngoại hay nội?

Tạm thời, nếu chưa mời được chuyên gia Nhật Bản hoặc Trung Quốc, đội tuyển nữ nhiều khả năng sẽ do HLV Thái Thanh Tùng dẫn dắt. Có thể, các HLV Nguyễn Quốc Vũ (Bình Điền Long An) và Nguyễn Tuấn Kiệt (Ngân hàng Công thương) được mời lên làm trợ lý cho vị HLV người Thái Bình. Bộ ba Thái Thanh Tùng-Nguyễn Quốc Vũ-Nguyễn Tuấn Kiệt sắp sửa có thể dẫn dắt đội tuyển nữ được cho là trẻ trung và vì cùng có suy nghĩ cấp tiến nên sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của bóng chuyền. Nên, nếu VFV mời chuyên gia nước ngoài với kế hoạch lâu dài thì phù hợp, còn chỉ làm “thời vụ” thì chẳng ai tốt hơn đội hình kể trên. Thậm chí, nếu VFV mạnh dạn giao hẳn ĐTQG và chỉ tiêu thành tích cho họ, có khi chuyện cũng sẽ khác và giới làm nghề còn có thể chứng kiến một cuộc cải tổ thực sự ở đội tuyển theo chiều hướng tích cực.

Không quá khó hiểu khi ông Tùng là lựa chọn số 1 thời điểm hiện tại, vì khả năng chuyên môn cũng đã được thẩm định, trong đó mới nhất là Giải vô địch châu Á 2015 cũng như ở SEA Games 28 diễn ra hồi năm ngoái. Nhưng điều quan trọng nhất khi Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) quyết định chọn ông Tùng làm thầy ở đội tuyển chủ yếu dựa vào sự công tâm và không đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể khi triệu tập VĐV từ các địa phương.

Sức trẻ kết hợp kinh nghiệm

TTK của VFV, ông Lê Trí Trường nhấn mạnh: “Xu hướng làm bóng chuyền hiện đại là các đội tuyển được xây dựng theo mô hình 3 hoặc thậm chí là 4 thế hệ VĐV đan xen với nhau. Đội tuyển mạnh phải có sự kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm, vì vậy, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam song song với việc trẻ hóa thì cũng rất cần sự phục vụ của các VĐV giàu kinh nghiệm dẫn dắt lối chơi. Cá nhân tôi luôn cho rằng những gì mà các VĐV lớn tuổi như Phạm Thị Kim Huệ hay Nguyễn Thị Ngọc Hoa cống hiến cho ĐTQG nhiều năm nay rất đáng trân trọng. Họ giống như tấm gương để nhiều thế hệ VĐV trẻ sau này noi theo”.

Tức là theo ông Trường, đội tuyển cần có sự pha trộn giữa những gương mặt kỳ cựu, biết cách xử lý tình huống khó khăn khi cần thiết với các tay đập trẻ giàu tham vọng, luôn cháy hết mình trên sân. Thế cho nên, thử hình dung đội tuyển lần này sẽ có sự trở lại của phụ công Phạm Thị Kim Huệ, người đang đạt phong độ rất cao và vừa giúp Ngân hàng Công thương đoạt liên tiếp 2 ngôi vô địch đầu mùa bóng (Cúp VTV Bình Điền và Cúp Hùng Vương 2016).

Bên cạnh đó, các trụ cột Nguyễn Thị Ngọc Hoa hay Đỗ Thị Minh thì vẫn còn đó những cái tên quen thuộc như Nguyễn Linh Chi, Âu Hồng Nhung, Lê Thanh Thúy, Hà Ngọc Diễm, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Hồng Đào, 2 libero Nguyễn Thị Kim Liên và Bùi Vũ Thanh Tuyền. Đặc biệt, không thể thiếu những tay đập trẻ đang thể hiện sự tiến bộ đáng nể như Đinh Thị Thúy, Đoàn Thị Xuân hay Nguyễn Thị Thanh Hương trong lần tập trung này.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều