Tiêu đề của website

Phân cấp tại giải bóng chuyền VĐQG

Sau khi vòng loại giải vô địch bóng chuyền quốc gia 2018 kết thúc, bức tranh toàn cảnh của bóng chuyền Việt Nam được hiện lên ngày một rõ ràng. Trong đó, các đội bóng có phân cấp rõ rệt giữa nhóm đội yếu hoàn toàn (gồm tài chính và chuyên môn cầu thủ) với nhóm đội ở tốp trên (ra thi đấu luôn đạt vị trí cao). Đây là lý do VFV cùng bộ môn bóng chuyền (Tổng cục Thể dục-Thể thao) phải định hướng đến năm 2020 sẽ rút gọn số đội ở giải vô địch quốc gia từ 12 nam, 12 nữ xuống chỉ còn 8 nam, 8 nữ nhằm nâng cao chuyên môn.


Các đội bóng có sự phân cấp cả về chuyên môn và tài chính.

Thực ra việc rút gọn còn 8 hay 10 đội bóng ở giải VĐQG chỉ là con số mang tính chất định tính, tất nhiên việc duy trì 8 đội bóng ở sân chơi cao nhất của bóng chuyền Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn, kịch tính hơn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu như có một đội bóng nào đó không may giải thể. Cơ chế được thực hiện là từ năm 2017 đến 2020, ở giải vô địch quốc gia có 2 đội nam, 2 đội nữ yếu chuyên môn nhất bị xuống hạng còn từ giải hạng A chỉ được 1 đội nam, 1 đội nữ mạnh nhất thăng hạng.

Tiềm lực về con người và tài chính phải bền vững thì mới tồn tại lâu dài. Lúc này, nhiều đội bóng ở giải vô địch quốc gia như nam Bến Tre, nữ Đắc Lắc, nam Long An, Quân Khu 4... giống đội nữ Hậu Giang đều gặp khó trong tìm nguồn kinh phí xã hội hóa. Dù thế, họ vẫn gồng mình thi đấu để tồn tại. HLV kỳ cựu Bùi Quang Ngọc sau khi rời đội Đức Long Gia Lai (cũ) từng chia sẻ: “Đây là điều đáng buồn của bóng chuyền trong nước. Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn cơ chế thị trường và xã hội hóa ở các đội bóng chuyền, sự phát triển của VĐV, HLV lại bị phụ thuộc vào ông chủ đội bóng. Đây cũng là một mặt kinh doanh bởi khi có khó khăn về kinh phí, việc đội bóng chuyền bị giải thể rất dễ xảy ra”.

Tuy nhiên, bên cạnh những đội bóng yếu về tài chính, cũng xuất hiện nhiều đội bóng tồn tại một cách chớp nhoáng với cách làm chộp giật của nhiều ông chủ. Thế nhưng, dù có xảy ra nhiều biến động thì nhiều CLB đang thi đấu giải trong nước vẫn bảo đảm thu nhập, cuộc sống ổn định cho VĐV, HLV. Có thể kể đến đội nữ VTV Bình Điền Long An, Thông tin LienVietPostBank, Ngân hàng Công Thương, nam Sanest Khánh Hòa, Tràng An Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh. Tất nhiên, với việc đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh đạo, cùng chiến lược dùng người đúng đắn thì những đội bóng này thường xuyên có được thành tích tốt cũng là điều hiển nhiên.


Tác giả:ANH TUẤNNguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều