Tiêu đề của website

Làm show “chân dài”

Giải bóng chuyền quốc tế Cúp VTV Bình Điền năm 2016 tổ chức tại Ninh Bình, khán giả trận nào cũng đến đông nghịt nhà thi đấu. Năm ngoái, giải diễn ra ở Quảng Trị, trước đó là Đắk Nông, Gia Lai, Hậu Giang… điểm chung là đều diễn ra ở những địa phương không hề có sự phát triển bóng chuyền hay các môn thể thao tập thể vốn thu hút được người xem như bóng đá. Mối lo về việc vận động tài trợ đã được đơn vị phối hợp tổ chức là VTV “lo liệu” qua việc phủ sóng trên truyền hình. Thế nên, không có gì bất ngờ khi ban tổ chức giải luôn khẳng định “thắng lớn” sau mỗi lần tổ chức.


Giải bóng chuyền quốc tế Cúp VTV Bình Điền năm 2016 tổ chức tại Ninh Bình, khán giả trận nào cũng đến đông nghịt nhà thi đấu. Năm ngoái, giải diễn ra ở Quảng Trị, trước đó là Đắk Nông, Gia Lai, Hậu Giang… điểm chung là đều diễn ra ở những địa phương không hề có sự phát triển bóng chuyền hay các môn thể thao tập thể vốn thu hút được người xem như bóng đá. Mối lo về việc vận động tài trợ đã được đơn vị phối hợp tổ chức là VTV “lo liệu” qua việc phủ sóng trên truyền hình. Thế nên, không có gì bất ngờ khi ban tổ chức giải luôn khẳng định “thắng lớn” sau mỗi lần tổ chức.

Như năm 2012 tổ chức tại Hậu Giang, trận chung kết đón hơn 1 vạn khán giả dù sức chứa của nhà thi đấu Vị Thanh chỉ có 3.000 chỗ ngồi. Người hâm mộ náo nức đến xem bóng chuyền thì ít mà “ngắm chân dài” thì nhiều. Thật hiếm có một giải đấu nào mà tính giải trí lẫn thể thao được hòa quyện tốt như Cúp VTV Bình Điền.

VTV Bình Điền Cup - Giải đấu hấp dẫn và giàu tính chuyên môn cao. Ảnh Dũng Phương

Thật ra đây không phải là mô hình mới mẻ gì. 20 năm trước, các giải đấu “săn tiền thưởng” Grand Prix của bóng chuyền đã tiên phong trong việc đưa thể thao đỉnh cao về “vùng sâu, vùng xa”. Người đưa ra ý tưởng, ông Trần Văn Nghĩa, khi đó là Tổng thư ký của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, đã cho biết đây là “một công đôi việc”, vừa giúp cho giải thành công mà còn là cơ hội để phát triển phong trào bóng chuyền tại địa phương. Theo ông Nghĩa, 90% VĐV của thể thao Việt Nam đều xuất thân từ các làng quê nghèo, những địa phương ít phát triển, thế nhưng các giải đỉnh cao thì lại cứ nhắm vào những thành phố lớn với mục tiêu thu hút tài trợ. Làm như vậy chưa chắc đã kiếm ra được nhiều tiền mà còn khiến phong trào không mở rộng, “mất cả chì lẫn chài”.

Thực tế chứng minh những dự báo của ông Nghĩa rất có lý. Các giải đấu đỉnh cao tại Hà Nội và TPHCM hiện nay đều lâm vào tình trạng vắng khán giả và thiếu nguồn tài trợ. Thế nhưng, các nhà quản lý vẫn đi theo lối mòn ấy và hệ quả là những giải đỉnh cao ngày càng ít đi tại Việt Nam, mà phong trào chung cũng chẳng phát triển hơn. Nói đâu xa, ngay môn bóng đá, đội tuyển quốc gia mỗi năm cũng có ít nhất 7-8 trận đấu trong nước nhưng hoặc là Mỹ Đình, kế tiếp là sân Thống Nhất. Hơn 2 thập niên qua, bất chấp lượng khán giả đến sân xem đội tuyển ngày một ít nhưng các trận đấu tổ chức ở địa phương chỉ đếm trên đầu ngón tay và đa số đều là những trận giao hữu từ thiện.

Câu chuyện về các “chân dài” bóng chuyền và đội tuyển bóng đá Việt Nam cho chúng ta thấy những bất cập trong công tác tổ chức thi đấu của thể thao Việt Nam. Hay nói đúng hơn, chất nghiệp dư vẫn lấn át những đột phá mang tính “nhà nghề” trong tư duy của những nhà quản lý. Những hoạt động bên lề thú vị của các cô gái bóng chuyền đã khiến cho vùng đất yên bình Ninh Bình sôi động suốt một tuần, hình ảnh du lịch địa phương cũng được quảng bá rộng rãi và quan trọng hơn. Mà để có được điều đó, đầu tiên phải cần những nhà tổ chức giải định hướng về cách làm trước khi tìm kiếm sự hợp tác của các địa phương.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều