Tiêu đề của website

Hóa chất Đức Giang Hà Nội, VLXD Bình Dương cùng Quân Khu 4 thăng hạng

Tối nay, vòng chung kết giải bóng chuyền hạng A chính thức khép lại với trận chung kết ở nội dung nam và trận tranh hạng 3 ở nội dung của nữ.


Tối nay, vòng chung kết giải bóng chuyền hạng A chính thức khép lại với trận chung kết ở nội dung nam và trận tranh hạng 3 ở nội dung của nữ.

Theo quy định và điều lệ của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV), năm 2016 có 2 đội nam và 1 đội nữ đứng đầu hạng A được quyền thăng hạng. Do đó ngoài trận đấu mang tính chất then chốt, cũng là trận chung kết giữa Giấy Bãi Bằng và Hóa chất Đức Giang Hà Nội thì trận chung kết nam tối nay của nam giữa Quân khu 4 và VLXD Bình Dương cũng chỉ còn mang ý nghĩa là trận đấu thủ tục.

Ở trận chung kết của nữ, không nằm ngoài dự đoán, các cô gái Hóa chất Đức giang Hà Nội với sự tăng cường của Phạm Thị Thắm, Vũ Thị Nga, Đặng Thị Thoan bên cạnh Mỹ Hoa hay Trịnh Huyền đã có chiến thắng cách biệt trước đối thủ Giấy Bãi Bằng với tỉ số 3-0 (25-20, 25-17, 25-17). Ở nội dung của nam, các chàng trai Quân Khu 4 cũng vượt qua VLXD Bình Dương với tỉ số 3-0, qua đó đăng quang ngôi vô địch.

Các chàng trai VLXD Bình Dương trở lại với giải VĐQG 2017.

Cùng trong tối nay, ngoài trận chung kết nam cũng diễn ra trận tranh hạng 3 của nữ giữa Đắk Lắk và Casuco Hậu Giang. Với đội hình mạnh hơn lại được tăng cường rất nhiều cầu thủ trẻ của VTV Bình Điền Long An như: Ánh Ngọc, Kim Thoa, Khánh Đan bên cạnh H’mia Eban hay Nguyễn Thị Trinh, các cô gái cao nguyên cũng có được chiến thắng áp đảo với tỉ số 3-0 (25-16, 25-14, 25-13) qua đó giành được vị trí thứ 3 tại giải.

Từ nhiều năm nay, việc lên hạng xuống hạng của nhiều đội bóng không còn nhiều ý nghĩa. Nhiều cái tên chỉ tồn tại chóng vánh trong vòng một vài mùa giải, thậm chí “đứt gánh giữa đường” như Bảo Long Hà Tây, Hòa Phát Hưng Yên… vì nhiều lý do có thể do cách làm hoặc cũng có thể là tiền. Vấn đề đặt ra cũng là một câu hỏi, liệu Hóa chất Đức Giang Hà Nội, VLXD Bình Dương hay Quân Khu 4 sẽ song hành cùng giải VĐQG bao xa, bởi muốn phát triển, muốn trở thành một thương hiệu quyền lực, các CLB không thể chờ đợi nguồn kinh phí có hạn từ lãnh đạo địa phương. Họ cần những “bầu sữa” lớn từ các ông bầu vốn là doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế nhằm trả quỹ lương và phát triển đội bóng từ hệ thống đào tạo trẻ hay xây dựng lực lượng. Xa hơn nữa, khi đã có tiền họ cần phải có tầm nhìn, với sự đầu tư đúng đắn cùng một chiến lược phát triển thực sự.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều