Tiêu đề của website

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cập bến Ngân hàng Công thương

Bị VFV bỏ rơi và chỉ là nhân vật đóng thế vào giờ chót tại SEA Games 2011. Ấy vậy, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt khi đó với một đội hình thiếu trước, hụt sau, nhưng vẫn biết cách khai thác các điểm mạnh về kinh nghiệm của các tay đập như Ngọc Hoa, Hà Hoa, Kim Huệ… đồng thời mở ra cơ hội cho các gương mặt trẻ khi đó là Trà Giang, Đinh Hương, Cẩm Tú, Diệu Linh, Kim Liên… Tại SEA Games trên đất Indonesia, Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm khi thi đấu ngang ngửa với người Thái. Thậm chí trong trận chung kết, BHL đội tuyển Việt Nam mất Kim Huệ vì chấn thương, thế nhưng HLV Nguyễn Tuấn Kiệt vẫn biết cách khai thác và sử dụng mũi đánh Trà Giang rất hiệu quả để có được chiến thắng trước người Thái trong ván đấu thứ nhất.


Chỉ là nhân vật đóng thế của VFV vào giờ chót tại SEA Games 2011. Ấy vậy, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt khi đó với một đội hình thiếu trước, hụt sau, nhưng vẫn biết cách khai thác các điểm mạnh về kinh nghiệm của các tay đập như Ngọc Hoa, Hà Hoa, Kim Huệ… đồng thời mở ra cơ hội cho các gương mặt trẻ khi đó là Trà Giang, Đinh Hương, Cẩm Tú, Diệu Linh, Kim Liên…

Tại SEA Games trên đất Indonesia, Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm khi thi đấu ngang ngửa với người Thái. Thậm chí trong trận chung kết, BHL đội tuyển Việt Nam mất Kim Huệ vì chấn thương, thế nhưng HLV Nguyễn Tuấn Kiệt vẫn biết cách khai thác và sử dụng mũi đánh Trà Giang rất hiệu quả để có được chiến thắng trước người Thái trong ván đấu thứ nhất.

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt sinh năm 1976, trong một gia đình gốc nhiều đời tại Hà Nội. Là con trai út của ông Nguyễn Đăng Khúc và bà Hoàng Kim Liên, đây đều là những kiện tướng xuất sắc, là những nhân vật tầm cỡ, góp nhiều công trạng cho bóng chuyền Việt Nam của mấy mươi năm về trước.

Tôi vinh dự được quen anh Khúc và chị Liên từ khi còn chưa lập gia đình trong những ngày đầu tập huấn tại Trung Quốc, cho đến khi Kiệt lẫm thẫm theo cha mẹ nhặt bóng tại đội bóng chuyền Bưu điện Hà Nội. Là con nhà nòi, nên ngay từ nhỏ Kiệt đã sớm bộc lộ nhiều tố chất như sự khéo léo, óc quan sát của một cầu thủ bóng chuyền xuất sắc.

Tuấn Kiệt có may mắn khi sinh ra đúng vào thời kỳ Thủ đô là đất phát của các đội bóng chuyền mạnh, thường xuyên cung cấp cho tuyển Quốc gia những hảo thủ. Hồi đó, đội nam với tên gọi Bưu điện Hà Nội được xem như "Seaprodex Thủ đô" với những gương mặt đáng nhớ như Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Hùng Mạnh, rồi Sỹ Hòa (5), Văn Hòa (7), Hữu Cường (9)… đã "xưng hùng" và làm mưa làm gió nhiều năm và có đến 4 cầu thủ được lên tuyển. Đội bóng chuyền phái đẹp còn oách nữa với những cái tên Hà Thu Dậu, Phạm Thị Rệt, Chu Minh Tám, Trần Thị Hương, Thu Hạnh, Thanh Hoa, Phương Lan, Đặng Thị Hồng, Thúy Nga… cũng làm điêu đứng bao đối thủ tứ xứ. Ngoài những tay đập xuất sắc thì hai tay chuyền hai số một Việt Nam trong nhiều năm khi đó chính là Đặng Thị Hồng và Nguyễn Tuấn Kiệt.

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt sát cánh cùng đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam năm 2011.

Nguyễn Tuấn Kiệt chơi ở vị trí chuyền hai lại thuận tay trái, đó là một lợi thế. Ngoài sự tinh quái và óc quan sát thì cầu thủ này lại thường xuyên nhảy chuyền, mỗi khi Tuấn Kiệt nhảy lên thì đối thủ rất khó đoán bắt được anh sẽ chuyền bóng hay tấn công. Những pha tấn công nhanh từ bước hai của Kiệt hết sức bất ngờ và uy lực ngay khi đối thủ còn chưa thể nhảy lên lập hàng rào chắn.

Thời đó, nhắc đến bóng chuyền nam thì chỉ có hai tên tuổi lớn là Thể Công và Bưu điện Hà Nội. Đây cũng chính là hai trung tâm lớn thay nhau thống trị bóng chuyền nam Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Các chức vô địch quốc gia của Bưu điện Hà Nội vào các năm 1999, 2001, 2005, 2007 và hàng chục các danh hiệu khác không thể không nhắc đến vai trò của tay chuyền hai quái kiệt – Nguyễn Tuấn Kiệt.

Chia tay nghiệp cầu thủ để đến với vai trò huấn luyện của đội bóng chuyền nữ Bộ tư lệnh Thông Tin. Nguyễn Tuấn Kiệt cũng nhanh chóng khẳng định được vị trí quan trọng trên sân bãi bóng chuyền. Lợi thế con nhà nòi, thông minh lại có óc quan sát tinh tế, cùng với sự hỗ trợ của HLV Nguyễn Tâm Anh, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt đã áp dụng rất nhiều bài tập hiện đại của các nền bóng chuyền tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... để nhanh chóng cho ra lò rất nhiều VĐV đáng để chọn mặt gửi vàng như: Bùi Thị Ngà, Phạm Thị Liên, Nguyễn Linh Chi, Âu Hồng Nhung, Trần Thị Thảo…

Theo dõi bóng chuyền những năm qua, chúng tôi thấy từng có các HLV bóng chuyền thủ đô tài năng, chẳng hạn Nguyễn Đăng Khúc, Nguyễn Văn Sỹ của nam, hay Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn Thu Hương của nữ… và chúng tôi tin cái tên tiếp theo được nhắc đến trong tấm bản đồ này không ai khác chính là Nguyễn Tuấn Kiệt.

Nguyễn Tuấn Kiệt sau hai năm sinh sống và làm việc tại Mĩ, giờ đây anh đã quyết định trở về Việt Nam sau cú sốc mất đi người cha. Được biết, ngay sau khi tìm hiểu, biết Nguyễn Tuấn Kiệt có ý định ở lại sinh sống lâu dài tại Việt Nam, Lãnh đạo Ngân hàng Công thương đã nhanh chóng xúc tiến gặp mặt và chính thức quyết định mời anh về làm việc tại đội bóng ngành Ngân hàng.

Sau khi thông tin trên được công bố, rất nhiều nhà chuyên môn và khán giả đã có chung nhận định. Đây có lẽ là quyết định nhạn, gọn và chính xác của từ cả hai phía.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều