Tiêu đề của website

TẾNG HÁT BÓNG CHUYỀN

Thể thao Việt Nam từng có nhiều cây văn nghệ và để lại ấn tượng khi giao tiếp với bạn bè. Sau nửa thế kỉ đồng hành cùng thể thao, trong con mắt một nhà phê bình âm nhạc, tôi khẳng định TTVN đã có 3 tài năng ca hát, nếu họ không tham gia thể thao mà đi cùng nghệ thuật ắt là đã trở nên những ca sĩ. Trong đó, 2 gương mặt là ở môn bóng chuyền.


Thể thao Việt Nam từng có nhiều cây văn nghệ và để lại ấn tượng khi giao tiếp với bạn bè. Sau nửa thế kỉ đồng hành cùng thể thao, trong con mắt một nhà phê bình âm nhạc, tôi khẳng định TTVN đã có 3 tài năng ca hát, nếu họ không tham gia thể thao mà đi cùng nghệ thuật ắt là đã trở nên những ca sĩ. Trong đó, 2 gương mặt là ở môn bóng chuyền.

Người đầu là danh thủ Nguyễn Năng Sơn. Anh Sơn dân Hà Nội, nhà ở phố Tô Tịch, nghĩa là ngay gần Bờ Hồ. Ngoài tài năng bóng chuyền-anh tham dự Trường huấn luyện sau đó dự GANEFO 1963 và nhiều giải khác, khi THL giải tán anh qua Kiev tu nghiệp, trở về từng là thành viên BHL đội tuyển Việt Nam du đấu nhiều phen rồi đảm đương nhiệm vụ GĐ Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, tôi yêu và gần gũi Nguyễn Năng Sơn là do năng khiếu âm nhạc của anh. Nguyễn Năng Sơn có chất giọng tenor bẩm sinh, âm vực khá rộng, anh chơi đàn ghi ta thành thạo và rất yêu ca hát.

Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam khoe giọng hát trong buổi giao lưu tại Bạc Liêu.

Ai nghe Nguyễn Năng Sơn hát "tiền chiến" cũng thấy yêu thấy mến. Vừa ôm đàn vừa hát, với biểu cảm đắt, anh được giới thế thao một thời xem là con át chủ bài mỗi khi có văn nghệ. Anh rất hợp gu với đồng đội Lê Đình Phụng, hai anh một cao một thấp, hai bè quyện nhau trong nhiều ca khúc, đặc biệt là ở những bài đậm đà chất dân ca song hòa âm vẫn hấp dẫn mà bây giờ, khi viết những dòng này tôi vẫn không quên hòa ầm của các anh khi hát “Mặt trời bừng sáng cánh đồng quê, lúa ta về đây rồi, sớm mai nên bông lúa nặng bàn tay…” Năm 1967, tôi may mắn tham gia đoàn TTVN đi tập huấn quốc tế dài ngày chuẩn bị cho GANEFO2 (dự định tổ chức ở Cai-rô, Ai Cập) và suốt 4 tháng ròng, đoàn ta tham gia 2 chương trình văn nghệ rất vui và tôi đệm đàn phong cầm và phụ trách phần nhạc nên gần gũi anh Sơn nhiều lắm. Cả hai chương trình, đều có sự tham gia tích cực của các cầu thủ ở cả 2 đội bóng chuyền. “Hoạt cảnh 19-8” ngoài ca hát, vũ đạo mấy bài truyền thống, các cầu thủ BC vafo vai trí thức là Uyển, Khúc, HLV Phan Thanh Lãng đeo kính đen vào vai tên sĩ quan Nhật, Khưu Mỹ Mỹ và Ngân vào vai nữ sinh đi biểu tình, anh Hoạt ytá vào vai nông dân nghèo, sĩ quan quân đội ta là HLV trưởng Lý Đức Kim…Rồi hài kịch “Đánh giày” do Bùi Đình Đắc (ĐK) và Mạc Châu Lưu (BB) làm mọi người cười bò.

Rất hấp dẫn là song ca “Trước ngày hội bắn” của Nguyễn Năng Sơn, Hoàng Kim Quế. Chị Quế là chuyền hai của đội BC nữ, cùng với Lệ Bình. Tiết mục hay, cả hai hóa trang khéo, chị Quế giọng soprano lanh lảnh làm các khán giả Trung Quốc rất thú vị. Tôi cũng cho rằng nếu chị Kim Quế đi theo nghề ca hát chuyên nghiệp chắc là sẽ đạt những thành tích tốt. Tôi cũng không quên tốp ca nam của Đoàn TTVN năm ấy đứng hát rất oai bài “Lướt sóng ra khơi” của Thế Dương trên kì hạm Thái Bình là chiếc tàu chiến to nhất hồi ấy của Trung Quốc, trong thành phần có các bạn như Nghiêm (BR), Điệp, Đán, Học, Long (BĐ), Giang (ĐK) và Sơn, Phụng (BC). Còn nữa, 1 buổi giao lưu giữa Đoàn TTVN và Đoàn văn công Tân Cương, tôi đã vinh dự đệm đàn cho chị Quế hát “Bài ca hy vọng” (Văn Kí) và sau đó đệm đàn cho nữ ca sỹ của bạn hát hai bài “Ca ngợi Mao Chủ tịch” và “Giải phóng miền Nam”, sau đó thì mọi người vỗ tay hát theo, trước tiên là đội bóng chuyền.

Jong Jin Sim với chất giọng đầy nổi lực khi thể hiện ca khúc như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

Thời gian cứ trôi qua, BC đã và vẫn góp mặt trong bức tranh chung của TTVN mỗi khi xuất ngoại, hoặc có giao lưu thi đấu, người ta lại không sao quên các gương mặt có tài ca hát ở giới BC, chẳng hạn Thanh Hoa (BĐHN) nay là “bà cán bộ” của VFV, rồi Phương Thái Bình hay Diễn, Hải (TP.HCM)-những ca sỹ nghiệp dư rất đáng yêu.

Thế nên bây giờ, mỗi khi giao lưu, lại buồn cho BCVN. Đêm hôm qua giao lưu ở Bạc Liêu, tôi rất xúc động khi nhìn Jong Jin Sim của Triều Tiên đã hát rất ý nghĩa 1 bài ca truyền thống của cách mạng Triều Tiên rồi lại say sưa hát đến khản cả cổ bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” làm nhiều người xúc động. Và tôi lại thầm mong có ca sỹ nghiệp dư độc đáo nào của BCVN làm cho mình phải hăng hái nhảy vào đệm đàn y như mấy chục năm về trước!

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều