Tiêu đề của website

Gặp gỡ cặp đôi phụ công xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

20 năm trước, khi ấy cô nữ sinh Phạm Kim Huệ mới học lớp 6 trường An Dương (Tây Hồ) mà đã cao 1m68. Bóng chuyền đến với cuộc đời Huệ rất tình cờ. Trong một cuộc thi điền kinh của học sinh Hà Nội, Huệ lọt vào mắt xanh của những nhà chuyên môn.


20 năm trước, khi ấy cô nữ sinh Phạm Kim Huệ mới học lớp 6 trường An Dương (Tây Hồ) mà đã cao 1m68. Bóng chuyền đến với cuộc đời Huệ rất tình cờ. Trong một cuộc thi điền kinh của học sinh Hà Nội, Huệ lọt vào mắt xanh của những nhà chuyên môn.

Thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia một thời kể: "Một lần, có bác hàng xóm gọi ra bảo sao cao thế mà không thi vào đội bóng chuyền, BTLTT đang tuyển người đấy". Thế là Huệ nằng nặc đòi mẹ dẫn đi thi tuyển. Năm ấy, Huệ là thí sinh cuối cùng trong số 100 người dự thi để chọn ra 30 VĐV. Ba năm sau, 30 người ấy chỉ còn lại 9 được chơi trong đội trẻ của BTLTT. Đến nay, trong số 9 người đồng đội ngày ấy, chỉ còn duy nhất Huệ đi theo con đường chuyên nghiệp.

Trúng tuyển vào môi trường quân đội, Huệ đã được huấn luyện để trở thành một quân nhân chơi thể thao. Cái hồi mới chân ướt chân ráo chơi bóng chuyền, Huệ tập ở sân đất, ngoài trời không có mái che mấy năm trời. Từ sân đất đến xi-măng rồi sau này là sàn gỗ, nhiều điều đã khác xưa nhưng cái tình với bóng chuyền của cô vẫn không thay đổi.

Kim Huệ ưu tư: "Ngày ấy, vật chất và điều kiện tập luyện khó khăn nhưng tình cảm ở đội bóng lúc nào cũng như trong một gia đình. Có khi sống ở CLB còn được các HLV chăm sóc hơn bố mẹ chăm sóc con ở nhà. Nhưng bây giờ thì...". Huệ bỏ lửng câu nói ấy rồi nhắc lại những người thầy cũ cô coi như cha mẹ của mình là HLV Nguyễn Thị Kim Thanh và Nguyễn Hữu Dông.

Chỉ sau đúng 4 năm, mới 16 tuổi, phụ công này đã tạo nên một cuộc đột phá ngoạn mục để giành luôn một suất chính thức tại cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Thêm một năm nữa, tại SEA Games 2003 trên sân nhà, Huệ đã chính thức được khẳng định với tư cách mũi đánh nhanh vào loại hay nhất Đông Nam Á, đặc biệt với cú đánh một chân ở vị trí số 2 đủ khuất phục mọi dàn chắn.

Ngọc Hoa và Kim Huệ được đánh giá là cặp phụ công xuất sắc nhất của Bóng chuyền Việt Nam với lượng fan hùng hậu.

Với Nguyễn Thị Ngọc Hoa, là con áp út trong gia đình có bốn chị em, Ngọc Hoa sớm nổi trội bởi chiều cao 1,6m năm 12 tuổi. Tuổi thơ nhọc nhằn cùng phụ cha mẹ làm ruộng đã tôi luyện cho Ngọc Hoa sức khỏe tốt và đôi tay mạnh mẽ. Những yếu tố này giúp Ngọc Hoa lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên khi họ tìm đến Trường tiểu học Nghĩa Lợi A (Long An) tuyển VĐV bóng chuyền năm 1999.

Cuộc sống xa nhà, phải tự lập là điều không dễ dàng đối với cô bé 12 tuổi Ngọc Hoa khi đó. Cha mẹ cô cũng lo lắng, không rõ tương lai con gái sẽ về đâu nên đắn đo, không muốn cho Hoa đi theo nghiệp thể thao. Nhưng càng tập Ngọc Hoa càng yêu bóng chuyền và luôn chăm chỉ để có những bước nhảy vọt rất nhanh về chuyên môn. Sau bốn năm tập luyện, Ngọc Hoa được chọn lên chơi ở đội 1 năng khiếu Long An tại Giải A1 toàn quốc. Và màn thể hiện xuất sắc ngay mùa giải đầu tiên giúp cô được gọi vào đội tuyển quốc gia năm 16 tuổi.

Ba năm sau, cô góp công lớn giúp đội thăng hạng đội mạnh. Đó cũng là lúc sự nghiệp của cô thăng hoa với lối đánh hiện đại. Cô trở thành phụ công - chuyên thực hiện các kỹ thuật đánh nhanh, lao... hay nhất VN. Ðặc biệt, Ngọc Hoa còn có khả năng phán đoán chắn bóng trên lưới vô cùng xuất sắc.

Tại SEA Games 2005, Ngọc Hoa đoạt cả ba danh hiệu cá nhân gồm “VĐV ghi nhiều điểm nhất”, “VĐV tấn công xuất sắc nhất” và “VĐV chắn bóng xuất sắc nhất”. Năm 2007, Ngọc Hoa cũng đoạt hai giải thưởng VĐV ghi nhiều điểm nhất và chắn bóng hay nhất tại Giải CLB nữ châu Á.

Để gặp gỡ cặp phụ công xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam. Mời các bạn cùng đón xem chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên VTV6 lúc 12h ngày 3/7/2015. 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều