Tiêu đề của website

Những cô gái cao nguyên.

 Lắk là vùng đất ba zan màu mỡ, là thủ phủ của Tây Nguyên, có vị trí địa chiến lược về kinh tế, văn hóa và quốc phòng của đất nước. 


Đắk Lắk là vùng đất ba zan màu mỡ, là thủ phủ của Tây Nguyên, có vị trí địa chiến lược về kinh tế, văn hóa và quốc phòng của đất nước. Đắk Lắk cũng là vùng đất có núi non hùng vĩ, có nhiều nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có nhiều nét văn hóa độc đáo, có nhiều sản phẩm mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên và đặc biệt là "đặc sản cà phê mang thương hiệu Buôn Ma Thuột...". Đắk Lắk có TP Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê nghĩa là “bản hoặc làng của Ama Thuột”. Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản. Vùng đất nhiều nắng và gió này cũng sản sinh ra rất nhiều cô gái rắn rỏi với những tố chất bẩm sinh đủ khả năng phát triển trên con đường thể thao chuyên nghiệp.

H'Mia Eban

Chủ công H'mia Eban (18) trong màu áo VTV BĐLA.

H'Mia Eban chơi ở vị trí chủ công, sinh ngày 27/09/1995, cao 1m79, từng là thành viên đội tuyển trẻ Việt Nam tham dự giải U19 châu Á năm 2012. H’mia EBan là VĐV có tố chất với hệ cơ bắp đẹp, dẻo dai, sức bật tốt 3m05 cùng lối vào đà tựa các cô gái Thái Lan với khả năng bật thẳng đứng, có độ dừng trên không.

Tố chất là vậy, nhưng H’mia còn nhiều nhược điểm cần phải sửa chữa. Đầu tiên, là kỹ thuật cơ bản như bước một, di chuyển lăn ngã, phòng thủ của H’mia đều rất yếu. Chơi chủ công nhưng H’mia chỉ dậm nhảy một bước vào đà nên chưa phát huy hết được tầm cao và sức mạnh. Cùng với đó, là khả năng hòa nhập của cô cũng không được tốt, chính vì vậy mà HLV Nguyễn Văn Hải và Lương Nguyễn Ngọc Hiền đã gặp rất nhiều vất vả trong công tác huấn luyện bởi hiểu hay không cô đều im lặng và không có có tín hiệu phản hồi.

Tuy nhiên, sau một năm tập luyện và thi đấu trong màu áo VTV Bình Điền Long An, cô gái Ê Đê đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Giải CLB trẻ toàn quốc tới đây, H’mia Eban đã được VTV BĐLA tăng cường xuống đội trẻ thi đấu nhằm tạo thêm  cho cô cơ hội cọ xát, rèn luyện bản lĩnh và thể hiện bản thân.

Nguyễn Thị Trinh

Nguyễn Thị Trinh bên trái.

Nguyễn Thị Trinh sinh ngày 09/05/1997, cao 1m80, chơi ở vị trí phụ công với sức bật tốt 3m05. Nối tiếp người đàn chị H’mia Eban, Trinh tiếp tục đến với đội bóng VTV BĐLA để có thêm cơ hội đến với ước mơ trở thành VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp. Được đánh giá là mẫu cầu thủ triển vọng, là thành viên đội tuyển trẻ Việt Nam từ 2013-2014. Dù chuyên môn không thua kém bất kỳ thành viên nào trong đội tuyển trẻ. Nhưng với tính cách nhút nhát, sống nội tâm nên cô gái Đắk Lắk đã không ít lần phải khóc thầm khi gặp phải rất nhiều ấm ức, thiệt thòi kể từ khi HLV Nguyễn Thị Hiền không còn nắm bắt đội tuyển trẻ. Với tư duy nhạy bén, cùng khả năng ham học hỏi, lại được tập luyện trong môi trường chuyên nghiệp, hy vọng Nguyễn Thị Trinh sẽ tỏa sáng trong màu áo VTV BĐLA tại giải bóng chuyền CLB trẻ toàn quốc tới đây.

Nguyễn Thị Phước

Nguyễn Thị Phước thứ hai từ phải sang.

Nguyễn Thị Phước sinh ngày 29/09/1996, cao 1m63, chơi ở vị trí Libero. Với khả năng bước 1 ổn định, lăn xả, nhanh nhẹn, dẻo dai, cùng khả năng đoán phòng thủ thông minh, không ít lần cô gái nhỏ đã giúp đội nhà chiến thắng bằng những pha phản công hiệu quả. Với ước mơ trở thành tân sinh viên trường đại học Tây Nguyên, Nguyễn Thị Phước đang nỗ lực từng ngày để có thể biến ước mơ đó trở thành hiện thực. Tại giải Bóng chuyền các CLB trẻ toàn quốc tới đây, Nguyễn Thị Phước sẽ thi đấu dưới màu áo tập đoàn Cao su Bình Phước, hy vọng cô gái này sẽ thể hiện được hết khả năng với những gì vốn có của mình.

 

VĨNH KHANG


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều