Tiêu đề của website

Khi các “búa máy” lên bục giảng

Tới đây, người hâm mộ sẽ không còn thấy được nhiều các chủ công gạo cội trên sân bóng chuyền. Họ là những người từng làm nên thương hiệu cho ĐTQG nữ một thời gian dài và giờ đây họ chỉ thay đổi từ vai trò cầu thủ sang làm người thầy…


Tới đây, người hâm mộ sẽ không còn thấy được nhiều các chủ công gạo cội trên sân bóng chuyền. Họ là những người từng làm nên thương hiệu cho ĐTQG nữ một thời gian dài và giờ đây họ chỉ thay đổi từ vai trò cầu thủ sang làm người thầy…

Bước qua “sân đấu” mới

Một tin vui đến với chủ công Phạm Thị Yến ngay trong năm 2014, cô chính thức được bổ sung vào thành phần Ban huấn luyện CLB nữ Thông tin Liên Việt Postbank. Yến sẽ cùng tham gia huấn luyện ở đội 1 với các HLV hiện tại. Đồng thời, cô vẫn sắm vai trò 1 cầu thủ trong đội hình chính.

Tương tự Phạm Thị Yến, chủ công Bùi Thị Huệ giờ đã là HLV. Năm nay, Huệ chính thức giải nghệ để toàn tâm cho việc huấn luyện. Tay đập từng được giới bóng chuyền ưu ái với biệt hiệu “búa máy” này cho biết quãng thời gian trở lại thi đấu ở vòng 2 giải toàn quốc 2013 đã là lần cuối. Bùi Thị Huệ chính thức đảm nhiệm HLV phụ trách chính tuyến nữ trẻ của bóng chuyền Thái Bình.

Bước qua sân đấu mới, trách nhiệm là không nhỏ. Như với Phạm Thị Yến phần nào cũng có cả áp lực. Bởi, sắm cả vai trò trợ lý HLV lẫn cầu thủ nên cô càng phải hoàn thiện hơn và là đầu tàu cho các đồng đội trên sân. Tất nhiên, điều ấy chủ công này luôn hoàn thành tốt từ trước tới nay khi chưa có thêm nhiệm vụ huấn luyện.

Còn Bùi Thị Huệ, trách nhiệm với bóng chuyền quê hương luôn canh cánh trong lòng. Bóng chuyền nữ Thái Bình thời còn tay “búa máy” trên sân không ngán bất cứ đối thủ nào. Nhưng, giờ cô giải nghệ nên việc tìm kiếm các chủ công trẻ đủ sức thay thế đàn chị còn quá khó. Nhiệm vụ ấy, Bùi Thị Huệ đã và đang bắt đầu thực hiện ở công tác tuyển chọn, huấn luyện lớp trẻ.

15 năm trước, Phạm Thị Yến và Bùi Thị Huệ là tài năng trẻ sớm đứng trong đội hình của tuyến 1 đơn vị mình. Qua thời gian phát triển, thành tích họ đã có, sự quen thuộc với người hâm mộ đã có và giờ là lúc chính họ nối tiếp công việc đào tạo thêm những Bùi Thị Huệ hay Phạm Thị Yến “thứ 2”, “thứ 3”…

“Búa máy” Phạm Thị Yến vừa làm thầy vừa gánh vác trọng trách ở đội bóng.

Sự ổn định tự thân nó có

Búa máy Bùi Thị Huệ với những cú đập sấm sét 

Ở bóng chuyền, VĐV sau khi hết sự nghiệp chuyển qua công tác huấn luyện đã có rất nhiều trường hợp. Vì thế, sự chuyển đổi của chủ công Bùi Thị Huệ với Phạm Thị Yến không phải lạ. Tuy nhiên, trong thời điểm bóng chuyền Việt Nam đang chuyển mình lên hình thức chuyên nghiệp thì họ đáng được coi là những tấm gương cho lớp VĐV trẻ.

Trong sự chuyển mình ấy, doanh nghiệp bước vào làm bóng chuyền không hiếm. Đó là khi, tiếng gọi chuyển nhượng đã hấp dẫn hơn. Mặc dù, thực tế đã xảy tới rất nhiều “miền đất hứa” sớm tự giải thể hoặc khó khăn vì khoản đầu tư của các ông chủ không còn hiệu quả.

Vì vậy, bản thân đội bóng doanh nghiệp không bao giờ tìm được sự trung thành của cầu thủ. Như thời điểm hiện tại, vấn đề của CLB nữ Vietso Petro hay Bia Sài Gòn-Thái Bình Dương nằm ở doanh nghiệp chủ quản. Nhưng rõ ràng, ngay khi cầu thủ bị ảnh hưởng về chế độ, điều đầu tiên họ yêu cầu là được ra đi.

Sự ổn định của những CLB có sự quản lý từ nhà nước hoặc đơn vị ngành luôn tạo ra sự gắn bó. Bùi Thị Huệ và Phạm Thị Yến suốt quãng thời gian thi đấu chưa một lần chuyển nhượng sang CLB khác. Họ tập, thi đấu rồi lại trở thành người làm việc cho chính đơn vị chủ quản. Sự ổn định ấy, tất cả đều mong muốn.

Tất nhiên, trong sự phát triển của thể thao, VĐV có quyết định để hướng tới nơi phát triển và chế độ tốt nhất cho mình. Nhưng mẫu hình thần tượng thể thao vẫn luôn cần.

 

Nguyễn Đình


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều